Tôi trèo qua một dãy đất cao, băng qua mấy lùm cây dại rậm rịt hoa muống biển để đến được đồi cát đó. Chỗ đó, ngay giữa ngã rẽ của một con sông nhỏ đổ ra biển, được chắn bằng những bờ đá kè và những bao cát to chắn nước mặn của hồ nuôi tôm...
Hồ nước mênh mông xanh rợn, chi chít những cánh quạt nước màu xanh đỏ nằm chỏng chơ giữa nắng chiều miền trung gay gắt. Hồ hoang lạnh đến rợn người. Thảng hoặc có đôi đứa trẻ đi dò săt vụn bằng máy dò kim loại trên cát. Một thoáng giật mình, tôi bấm máy. Cố thu hết vào khung hình loại máy ảnh kỉ thuật số của mình những bức hình chân thực dùng làm tư liệu.
Thực ra, tôi đến đây không phải để chơi. Cũng chẳng phải để làm việc. Mà chỉ là muốn đến. Đến cái chỗ ngày hai đứa chúng tôi bắt đầu có tình ý với nhau, đưa nhau đến và cũng từ đây hai đứa chia tay nhau. Thực ra cũng không nên to tát làm gì, bởi nếu kể chuyện này ra chắc ai cũng phì cười. Cười cái sự ngốc nghếch đến hồn nhiên của những người lần đầu phạm lỗi. Nhưng như thế không hẳn là người trong cuộc có thể quên được nhau. Rồi lại nhớ, lại đau khổ lại khát khao ấm ức trong lòng không nói được ra.
*
Buổi sáng, nắng tươi như ấm nước chè xanh mới om. Gió nồm nam thổi mát rượi. Cả mùa hè bây giờ mới có một ngày đầy gió tươi vui như thế. Thuỳ đứng bên lan can nhìn xuống sân nhà í ới gọi tôi hồn nhiên:
- Mày đi chơi không, hôm nay đẹp trời quá.
Tôi phì cười trước cái vẻ hào hứng của nó. Hai chúng tôi đi khắp nơi trong thành phố tìm hoa về trồng trước sân nhà. Lũ trẻ con chạy xung quanh xắng lên giúp mẹ. Thuỳ nói trống không nhưng để dành cho tôi.
- Đời người chẳng biết thế nào là hạnh phúc.
- Ù - tôi húng hắng ho - tối hôm qua, Mỹ lại đàm phán với triều tiên về tên lửa đạn đạo đấy.
- Mày đừng nghĩ đến chuyện thời sự nhiều. Mặc xác chúng. Rồi quay ra công kích tôi.- Đàn bà mà nghĩ nhiều đến chính trị là mau chết lắm. chết nhanh như bệnh di căn đấy, phát hiện ra đồng nghĩa đối mặt với cái chết.
Tôi im lặng. Không phản đối cũng chẳng đồng tình. Thực ra, tôi cũng đang bị một căn bệnh di căn không tránh khỏi. Nó ám ảnh tôi hằng ngày ngay cả lúc này và trong cả giấc mơ. Không định hình, không gọi tên được. Nhưng tôi biết căn bệnh đó, một loại bệnh đựoc gọi chung bằng cái tên: thích- những -cái không- bao - giờ- có - được. Bệnh đó có ở nhiều người. Nó làm cho người mình đau khổ vì thiếu vắng nó. Nó khi là tiền bạc, chức quyền, khi là tình cảm lẫn lộn. Trên đời này có bao nhiêu người thì bấy nhiêu người mang bệnh. Căn bệnh của tôi lại có tên là anh.
Anh đứng sững trước mặt tôi như từ trên trời rơi xuống. Thế mà đã nhiều năm qua chúng tôi chia tay nhau. Cũng bất ngờ như thế này. Anh đứng sững nhìn tôi rồi quay đi không nói một lời nào. Giờ cũng thế. Tôi thoáng giật mình rồi cố làm ra vẻ thản nhiên. Nỗi thản nhiên đến bất cần như hẳn rằng anh chẳng hề tồn tại một cắc nào trong đống trí nhớ hỗn độn của tôi cả. Hai đứa im lặng nhìn nhau. Rồi không thể nhìn như thế được lâu, cả hai đều nhìn ra ngoài đường. Trời đã về chiều. Ánh nắng nhạt vàng như lắt cắt củ nghệ tươi bên vườn mẹ tôi. Màu vàng ươn ướt, ánh lên giữa vạt đất nâu ẩm thấp. Dân gian hay có cái mẹo chữa lành vết thương bằng củ nghệ. Theo thời gian, những vết sẹo cũng lên da non rồi biến mất. Tôi nhìn cái màu nắng, thứ màu được cắt ra từ cái củ nghệ ấy liệu có làm trái tim tôi bớt đau, khi anh đang ngồi cạnh tôi: thứ tác nhân gây bệnh vẫn đang còn hiện hữu. Nhưng không giữ được im lặng. Anh mở lời. Tuy hơi ngập ngừng nhưng anh đã phá tan bầu im lặng cố hữu.
- Những năm qua, em sống thế nào?
Trái tim tôi đau nhói. Tôi sống thế nào ư. Kẻ đánh cắp trái tim lẫn tuổi xuân của tôi lại hỏi tôi những lời vô nghĩa lí như thế đấy bằng một giọng mềm không thể mềm hơn được, ấm không thể ấm hơn được. Tôi cố thủ mình bằng một giọng giễu nhại:
- Tốt và không thể tốt hơn được.
Rồi cười lớn. Tiếng cười của tôi làm tôi giật mình. Hình như thấy quen quen. Tiếng cười bỡn cợt đắc thắng ấy tôi đã quên từ lâu lắm rồi để đến bây giờ nhớ lại vẫn còn ngờ ngợ.
*
Ngày 1.4. Giỗ Trịnh. Ngày chủ nhật. Trời mưa. Khu tập thể buồn như một tiếng thở dài không báo trước vừa chực thốt ra lại ứ nghẹn ở cổ. Không còn ai. Hôm qua, Thùy gọi điện bảo đi nước sốt cùng gia đình nhưng cáo ốm. Tự nhiên thấy buồn buồn. Nhét chiếc headphone vào túi rồi lao ra ngoài đường. Trời zíc zắc mưa.
Tôi đứng trên thành cầu nhìn dòng nước đang chảy xiết. Nhét tai nghe, mở nhạc. Giọng Khánh Ly khàn buồn. Anbuml Sơn ca số 7 những ca khúc phiêu diêu: tuổi đá buồn, tình nhớ, cho một người nằm xuống, ướt mi, dấu chân địa đàng...nghe mà như không, hát theo mà như không. Chợt thấy dòng nước dưới chân mình chao đảo. Nước đùng đục cuồn cuộn chảy. Chắp hai tay trước ngực, khéo chiếc áo măng tô dài che khín cổ. Năm ấy, hình như nhuần hai tháng hai. Sang tháng tư rồi nắng vẫn còn yếu ớt. Những cơn gió lạnh và mưa đông vẫn còn hiện hữu. Tôi đứng mặc nhiên giữa cơn mưa nhẹ nhàng không để ý đến mọi người xung quanh đang nhìn mình một cách nghi ngờ. Họ lo lắng, họ băn khoăn. Rồi một người tách khỏi đám đông đi lại lắc vai tôi:
- Thôi, cô gái, đừng nghĩ quẩn.
Tôi giật mình:
-Nghĩ quẩn. Tôi ngạc nhiên tắt tai nghe. Tại sao tôi phải làm như vậy?
Người đàn ông ngạc nhiên. Rồi thở phào. Mọi người cười ồ thoải mái rồi tản đi. Chợt nghĩ, thấy vui, hóa ra cuộc đời có nhiều điều mình không hề biết tới.
Tôi đứng lặng một mình, chợt nhận ra, người đàn ông đứng ở đầu cột cầu. Không nhìn tôi. Anh mặc chiếc áo mangto màu tàn thuốc- màu của bầu trời lúc đó. Nói trong hư không:
- Cô đang nghe headphone nhưng ông ấy không biết. Mấy hôm nay, người tự tử nhiều lắm. Tôi tưởng hôm nay được trông thấy một người.
Tôi bực mình nhìn người đàn ông lạ:
- Đồ độc ác. Anh thích nhìn người ta chết lắm à? Mà tôi có quen biết gì anh đâu mà anh muốn tôi chết.
Người đàn ông quay lại nhìn bộ mặt cau có của tôi rồi cười. Nhìn anh, nụ cười rộng rãi và hài hước làm tôi bớt bực bội.
- Nhưng cô có chết đâu- rồi thở dài- giỗ Trịnh. Buồn quá.
Tôi im lặng. Anh im lặng. Cả hai đứng như thế, không nói với nhau một lời nào cho đến khi đêm xuống. Đêm. Cả dãy đèn hai bên thành cầu bật sáng. Sương giăng giăng bay. Tôi đứng lặng khéo chiếc khăn màu lá đỏ trùm lên tận cằm toan bước đi. Người đàn ông đứng quay lại, nét mặt vui vui:
- Tôi mời cô cafe.
- Lí do gì?
- Vì chiếc khăn màu đẹp quá...màu của thời gian.
Bao nhiêu tháng ngày trôi qua, tôi cũng không còn nhớ nữa. Chỉ biết được rằng, kể từ khi bàn tay tôi có thể trọn vẹn đặt vào lòng bàn tay anh một cách tin tưởng, chúng tôi vẫn giữ thói quen đứng chơi bên thành cầu. Mùa hè nước trong xanh ngăn ngắt một màu. Mùa thu lặng tờ buồn tẻ, dòng nước lững lờ kéo mấy khóm lục bình trôi trôi dưới chân cầu nở hoa tim tím. Mùa đông nước chuyển sang màu đen thẫm, cuồng nộ và dữ dội những cột nước xoáy hung dữ. Tôi nghĩ dòng sông giống anh. Không hiểu từ bao giờ tôi có ý tưởng so sánh như thế. Thời gian làm chúng tôi quá hiểu để rồi trở thành không hiểu.
Có khi ngồi một mình, tôi chợt nghĩ, không hiểu mình thích anh ấy ở điểm nào nhưng chịu. Không thể nào giải thích nổi. Khi lũ bạn túm tụm khen một anh chàng nào đó, bình phẩm về họ. Tôi tuyệt nhiên không tham gia. Có một điều không nên nói ra, nhưng tôi có một điểm yếu đó là không thể nhớ nổi người đàn ông mình đã gặp trước đó trông như thế nào. Tôi không biết tại sao, nhưng đúng là như vậy. Tôi chưa bao giờ ấn tượng một người đàn ông chỉ vì anh ta đẹp.
Với anh cũng không là một ngoại lệ. Có lẽ tôi sẽ quên anh ngay trong buổi tối hôm đó nếu anh không đưa tôi đến một phòng trà. Người ta thắp đầy nến trắng và hoa hồng. Ở giữa, một bức ảnh nho nhỏ. Trịnh đang ôm đàn phiêu diêu hát. Đêm nay, một đêm tưởng nhớ con người nhạc sĩ tài hoa đa tình ấy. Rồi anh hát, hát như say như quên hết tất thảy xung quanh. Chỉ đến khi tôi nhận ra, bàn tay tôi đã nằm trong tay anh tự bao giờ.
Tôi đã tự vấn mình không biết bao nhiêu lần: tại sao tôi có thể yêu anh mau đến thế. Tôi cố nhắm mắt, hình dung khuôn mặt anh. Hết làm như thế lại nhìn bức ảnh của anh lưu trong điện thoại. Vẻ ngoài đó không mảy may quyến rũ. Nhưng tôi chợt nhận ra rằng, giữa anh và tôi có một tín hiệu đặc biệt. Nó giống như những cơn sấm đì đùng báo hiệu một cơn giông lớn. Hay như loài ngựa có thể nghe thấy một tiếng động lạ từ rất xa sắp đến. Lần đầu tiên nhìn anh, có những dấu hiệu mà bằng trực giác của mình, tôi biết đó là lực hút, dù thích hay không nó cũng đẩy hai người đến với nhau không thể cưỡng lại được. Ngay từ khi anh nhìn tôi, lần đầu tiên, ngay trên cầu hôm đó, tôi đã linh cảm rằng giữa tôi và anh có một cái gì đó thật đặc biệt. Không thể là thoáng qua, nó sâu sắc lắm, rõ lắm. Rõ như thửa ruộng vừa được cày xới sau cơn mưa thành những đường cày mới lật. Đất đen mịn, ẩm ướt, có mùi của thảo mộc dập gãy. Không thể gọi tên được đó là loại cây nào. Khi là đám cỏ lông chông, lúc nhúm đuôi gà, khi cây cỏ sữa...quyện lẫn với mùi đất ngai ngái mà thành. Tôi cảm nhận được trong anh có tôi, đôi lúc nó giống như mùi Chane. no 5 nhưng đôi lúc cũng giống như quả táo chín. Nhưng nói chung, tất cả những thứ đó đôi lúc rõ ràng hiển hiện nhưng đôi lúc lại mơ hồ như ảo giác.
Tôi nằm một mình trên căn gác nhỏ. Nhìn bầu trời qua cửa kính tầng 2 đóng kín. Phòng mát lạnh, nhiệt độ để 25 độ C, đủ để đắp một tấm ga mỏng quanh người. Tôi nhìn ra bầu trời. Một khoảng trống màu xanh ngắt. Chéo một tí, ngọn cây bông gòn cổ thụ xập xòe lá rung rung trong gió. Ngay trên ngọn cây, hai con chim chích chòe đang ríu tít nhảy từ đám lá này sang đám lá khác. Đời tươi vui, nhìn qua cửa kính, ánh nắng không đến nỗi gay gắt. Se sẽ cuối trời có đám mây trắng hình song mã đang phi nước kiệu. Ngay phía dưới chân con ngựa có một túm mây màu hồng trông như máu loãng.
Tôi với tay bấm điện thoại. 4 cái tin nhắn, 2 cuộc gọi lỡ. Của anh. Tôi đã từ chối những thông tin về anh để tự mình xác thực lại tình cảm của chính mình. Tôi đã yêu hay chính tôi đang vin vào anh như một chỗ dựa để bù đắp những thiếu thốn về tình cảm. Cuộc đời! Khi người ta đủ đầy về vật chất lại có khát vọng cao hơn về tinh thần. Làm gì trên đời này có mấy ai thỏa mãn. Tôi cũng thế, anh cũng thế. Tôi vứt máy lên gối. Chẳng đọc tin cũng biết anh đang nao núng vô cùng. Anh đang đứng ở ngã ba đường, một con đường dẫn anh về với gia đình, một con đường có tôi. Nhưng rồi anh không thể nào chọn lựa.
Tôi đã lựa chọn thay cho anh. Dẫu có trăm ngàn lần đau đớn tôi cũng chọn cho anh con đường đúng nhất. Con đường không có tôi. Dẫu con đường anh đi không thể có hoa hồng nhưng tôi biết, cuối con đường đó, anh có thể ngả mình bình yên mà ngủ say trên cánh võng hồn nhiên như một đứa trẻ.
*
Tôi một mình đi xuống bờ dốc của con