Wap Tải Game Mobile Miễn Phí
Bây giờ: 14:29:06 - Hôm nay: 30/11/2024
home Home » Đọc Truyện » Truyện ma

Bàn Tay Định Mệnh - Trang 2.2

XUỐNG CUỐI TRANG


Cuối cùng yên tĩnh đã được thấy lại.

Đó là những cuộc dạo chơi kéo dài trong ngày và các buổi tối quây quần trước lò sưởi lớn mà “cha” Levasseur cẩn thận nhóm lửa bằng những thanh củi gỗ thơm nổ lép bép đã làm cho mọi người sảng khoái. Vợ ông, “mẹ” Levasseur, phụ trách việc bếp núc và sưởi ấm các giường nằm. Đều lạ lùng là không bao giờ bà Vêra và Nadia gọi nhà Levasseur bằng tên riêng. Đối với hai bà cháu, thì họ là những nông dân địa phương được trao nhiệm vụ chăm nom trang trại sát liền với tòa nhà cổ và là những người thân luôn được gọi một cách gần gũi là “cha Levasseur” và “mẹ Levasseur”. Ở địa phương, hễ nói tới Cố trang là người ta nghĩ ngay đến nhà Levasseur mà hầu như rất ít nhớ đến “những bà chủ đích thực” của tòa nhà cổ đã bao năm qua họ không nhìn thấy mặt.
Những buổi tối yên tĩnh trong lúc đó bà Vêra thêu thùa may vá thì Nadia cảm thấy thực sự thích thú vùi đầu vào bộ sư tập các tranh ảnh cổ. Đó là những buổi tối tuyệt vời. Thời gian như dừng lại, cuộc sống mệt phờ trong phòng chiêm ký dường như không còn nữa.

Một buổi tối, tình cờ Nadia lần giở mấy trang của tờ tuần san thời sự mà theo yêu cầu của bà Vêra “cha” Levasseur mới mua buổi sáng ở thị trấn Salbris đem về. Nàng như bị một cú sốc dữ dội khi trông thấy, trong số rất nhiều ảnh chụp ngững khách đến dự lễ khánh thành một phòng triển lãm ở Pari, ảnh một cặp nam nữ bên dưới có ghi dòng chữ: Oâng và bà Marc Davault. Cặp này trông thật xứng đôi: người vợ đẹp và lịch sự, người chồng trang nhã. Và cả hai đều mỉm cười rất tươi tỏ ra thật hạnh phúc.
− Thật không sao tin được! – Nadia thốt lên và chìa tờ báo cho bà Vêra – Bà trông này: đây chính là người đàn bà đã tới gặp cháu ba lần. Và người đàn ông, chồng chị ta theo như chú thích dưới bức ảnh đó chính là Marc!
Sau khi nhìn thật kỹ tấm ảnh, bà Vêra trả lại tờ báo và chậm rãi nói:
− Và chúng ta phải về tận đây ẩn lánh để mà khám phá ra đều đó! Cháu không lầm: đúng là người phụ nữ tóc nâu đó mà bà đã thấy trong phòng đợi nhưng ở đây có vẻ tươi tắn hơn… Còn Marc, thì đúng là anh ta rồi. Đều đáng ngạc nhiên là họ đã lấy nhau.
Nadia thốt lên:

− Bây giờ thì cháu hiểu sao mình thấy có một cái gì đó thôi thúc về nghỉ tại nơi Cố trang này… Phải chăng gần đây thôi mọi việc không hay đã bắt đầu đối với cháu? Cháu cũng hiểu là tại sao chị ta chỉ mới bước vào phòng cháu ở Pari thôi mà đã làm cháu khó chịu… Bà đừng nói gì cả, bà ơi, cháu xin bà! Cháu về phòng đây.

Nàng không sao chợp mắt được. Cả bà Vêra cũng vậy: một bà Vêra thất vọng tự trách mình sao không đọc trước để giấu biệt cái tờ báo khốn khổ ấy đi, sao lại đồng ý với cháu trở về cái xứ Sologne này và bà biết rằng từ giờ phút này trở đi sẽ chẳng còn là chốn nghỉ ngơi yên tĩnh nữa mà sẽ là nơi gợi lại nỗi đau thực sự cho cháu bé bỏng của bà. Lúc này, giam mình trong buồn ngủ, chắc là cô đang gom lại trong trí nhớ những nỗi ưu phiền đầu tiên của một thời trẻ trung và nỗi đau buồn to lớn cô đã vượt qua từ cái ngày mà Marc, gặp gỡ từ mười năm trước nơi cách Cố – trang chưa đầy một cây số rồi biệt tăm luôn.
Toàn bộ ý nghĩ đầu tiên ám ảnh đầu óc Nadia: “Nếu Marc la chồng của người đàn bà mà lần thứ ba đến gặp mình để hỏi la liệu chị ta có sớm trở thành quả phụ không, cái đó có nghĩa chàng sẽ là nạn nhân và là người chồng bị phản bội!” Nếu không có bức ảnh đó trên báo, có lẽ nàng sẽ không bao giờ biết rõ được sự thật. Nàng cũng nhận thấy là mặc dù, thời gian và sự xa cách, tất cả những gì xảy ra và có thể xày ra với Marc nàng không thể hững hờ. Và nếu con đầm cơ đó, hiện ra ở hàng cuối cỗ bài trong cả ba lần gieo quẻ của người phụ nữ tóc nâu, phải chăng đó chính là nàng, là Nadia? Nếu thật thế thì quả là một điều kỳ diệu!

Số phận đã dẫn dắt nàng đi vào cuộc đời của Marc để cho nàng cứu chàng một lần nữa! Nàng sẽ phải làm tất cả để tách chàng ra khỏi cái con người đang mong chờ cái chết của chàng! Nhưng ngay tức khắc nàng hiểu ra là chỉ có thể thành công nếu nàng có đủ nghị lực để kiềm chế xúc động bản thân. Cách tốt nhất để tìm lại được sự bình tĩnh phải chăng trước tiên là cố gắng thử nhìn lại các giai đoạn chính của quá khứ và bắt đầu cũng chính trong căn nhà cổ nơi tỉnh lẽ này, nơi mà nàng đã cất tiếng khóc chào đời hai mươi tám năm trước? Nếu cần thiết, nàng sẽ thức suốt đêm để gợi nhớ, để hồi ức lại cả giai đoạn đã qua, linh cảm la khi bình minh hé rạng, sương mù dần tan, nàng sẽ sáng suốt hơn trong hành động.
Nàng đã chào đời ra sao nhỉ? Tất cả những gì nàng biết là mẹ nàng đã chết khi sinh nàng ra trong gian buồn này, trên chính chiếc giường nàng đang nằm đây.

Sau đó nàng được bà ngoại Vêra gốc Nga, nuôi dạy trong Cố trang. Đôi khi, cha nàng, một kỹ nghệ gia, phần lớn thời gian sống ở Hoa Kỳ, về thăm. Vì vậy nàng rất biết ít về người cha này. Một người cha bao giờ cũng gây cho nàng xúng động nhưng nàng không sao thực sự yêu quý được: ông chỉ là một người khách lạ mà thời gian lưu lại ngắn ngủi bên con gái và mẹ vợ, ông coi như những ngày khổ sai bắt buộc. Người thân độc nhất trong gia đình, người mà nữ tính tràn đầy và cũng đầy tình thương yêu, người nghiêng xuống những mộng mơ cũng như những phản phất âu lo thiếu nữ của nàng chính là bà ngoại Vêra, người thực sự đã trở thành người mẹ hiền yêu dấu của nàng.

Năm lên sáu, Nadia nhớ rất rõ, nàng bị mắc một căn bệnh hiểm nghèo mà tên bệnh nàng nghe được ở những người xung quanh thì thào và nàng nhớ rất kỹ, mãi hai mươi năm sau nàng còn kinh sợ: đó là bệnh bại liệt, lúc đầu nằm liệt, sau đó dần dần nhúc nhích được bằng đôi nạng gỗ qua một thời gian dài rèn luyện phục hồi chức năng trong các bệnh viện chuyên khoa. Giai đoạn cực kỳ đau khổ nhưng qua đó nàng bắt đầu khám phá ra một kho báu về tình yêu thương hiền diệu của người bà ngoại. Bà Vêra hầu như không lúc nào rời cô cháu gái bé nhỏ. Cũng chính trong thời kỳ bệnh hoạn như thế, một lần trong lúc nằm dài trên giường nữa thức nữa ngủ, ngàng bỗng thấy một ảo ảnh kinh hoàng… Cái ông mà nàng gọi là “cha” ấy, cứ mỗi lần về cũng thật hiếm hoi, lại mang cho nàng một con búp bê mà nàng rất ghét nên khi ông đi thì nàng ném ngay xuống đất… Người “cha” ấy bỗng nhiên xuất hiện trước mắc nàng. Khuông mặt trắng bệch nhuốm máu; ông ta nhìn nàng với đôi mắt không chớp như mắt những con búp bê, và chẳng nói chẳng rằng. Cũng từ ngày đó Nadia cứ thấy máu là hoảng sợ, và mỗi lần trong quẻ bói mà thấy xuất hiện màu của máu là nàng lại thấy có thể ngất xỉu. Chính máu đã dùng để viết lên cát hai chữ QUẢ PHỤ khi người vợ của Marc tới gặp và nhờ nàng xem quẻ ở

Pari… Đó cũng là lần đầu tiên mà cô bé Nadia có phép thấu thị mà chính cô cũng không hiểu đó là cái gì.
Cơn ác mộng lần đầu đó, cô không dám nói với bà ngoại, nhưng chỉ ít ngày sau đó bà cho biết là cô sẽ chẳng bao giờ thấy người cha mang đến cho cô những con búp bê ấy nữa. Oâng đã bị chết trong một tai nạn xe cộ. Thật là khủng khiếp nhưng cô bé lại hầu như dễ chịu vì cô chẳng còn gì liên quan đến người khách lạ đó trong khi đã có cái may mắn là bà Vêra “của cô” luôn luôn ở bên cạnh.

Khỏi bệnh, quẳng được đôi nạng đáng ghét đi, nàng lại chạy nhảy trong khu vườn của Cố trang mà bà Vêra đã biết sửa sang và duy trì một không khí hỳ diệu nửa thực nửa hư giúp cho trí tưởng tượng của đứa trẻ phát triển và đâm hoa kết trái. Cũng không chắc là ngay đêm đó cô bé đã không mơ mộng trong phòng mình… Cả bà Vêra cũng vậy. Bà chẳng phải là đến từ một xứ sở đầy mơ mộng nhuốm chút ảo huyền đó sao? Đó là quê hương Nga yêu dấu của bà. Phải chăng định mệnh đã uỷ thác cho bà lôi cuốn Nadia vào những chặng đường phi ngựa trên xe tam mã xuyên thảo nguyên mênh mông tuyết trắng trong âm thanh trầm bổng của một điệu ca di-gan mà mỗi buổi tối bà khe khẽ hát bên nôi để ru cháu ngủ. Với Nadia, bà là một bà tiên và mãi mãi là một bà tiên trong các câu chuyện cổ tích. Vào thời kỳ đó, bà Vêra chưa bận vào việc dệt thảm, vá may: bà rút và ngắm nghía những quân bài trong khi nàng giở xem những trang sách tranh ảnh… Nhưng nhiều khi nàng dứt bỏ sự ham say đó mà sán tới gần bà ngoại:
− Bà thấy gì trong những quân bài đó?
− Rất nhiều đều kỳ lạ và đặc biệt có đều này: cháu sẽ là một cô gái khác thường ở tuổi trưởng thành.
− Khi lớn thì cháu sẽ thế nào?
− Cháu sẽ nhìn nhận sự vật một cách khác hẳn. Vì vậy nên chẳng vội lớn làm gì.

Nadia như bị thôi miên bởi những quân Vua, quân Hoàng hậu, quân Bồi trong cỗ bài tây. Những quân bài này hình như nói với cô: “Chúng tôi chờ để đến một ngày nào đó cô sẽ khám phá ra lý do tồn tại của chúng tôi”.
Nàng còn có một bạn chơi khác: đó là cậu Jacques, con trai người tá điền, hơn cô một tuổi. Một chàng trai chắc nịnh của ruộng đồng chỉ biết yêu thích những gì cậu nhìn thấy xung quanh: những cách rừng, ao hồ, thú săn bắt và súc vật của trang trại. Hình như cậu ta cũng phải lòng cô bé có những búp tóc màu hung mà người trong vùng thường gọi là: “Cô tiểu thư của Cố trang”. Sau này,cả Jacques và Nadia là biết cậu ta sẽ trông nom trang trại cũng như hiện nay cha mẹ cậu đang làm, đó là số phận của dòng họ nhà Levasseur… còn Nadia thì sẽ trở thành “Bà chủ trang trại”. Tuy nhiên, vào cái tuổi của hai người vào lúc đó, chưa có sự chênh lệch về địa vị xã hội. Khi vui chơi, họ tin là trò chơi đó sẽ vĩnh cửu. Sự hồn nhiên vui vẻ kéo dài được hai năm.

 



» Trang 2.2: << 1 [2]

LÊN ĐẦU TRANG

Xem thêm: Truyện ma
<< 1 2 3 4 ... 9 >>
Trang 1-9:
Hỗ Trợ:
+ Email: Quyenkk.hotro@gmail.com
Online: quyenkk
TextLink: Tải game miễn phí | Tải game android
Insane