XtGem Forum catalog

Wap Tải Game Mobile Miễn Phí
Bây giờ: 02:23:00 - Hôm nay: 02/10/2024
home Home » Đọc Truyện » Nghệ thuật sống

99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 13.2

XUỐNG CUỐI TRANG


Ðể thực hiện sự theo đuổi của chúng ta, chúng ta chỉ biết mạnh dạn đi lên phía trước, không quay đầu lại.
Nếu như chúng ta thật sự có chí hướng cao rộng, không nên tưởng là chúng ta đang khó xử với hiện thực, không qua nổi hiện thực, từ đó thuận theo hiện thực. Tại sao chúng ta lại không thể chuyển đổi đi một cách nhìn khác? Là hiện thực đang làm khó dễ với chúng ta, không qua nổi chúng ta. Từ đó chúng ta cần phải cải tạo hiện thực phù hợp với lý tưởng của chúng ta. Tam Mao nói: ?Ðối mặt với những việc mình không thích, nên gọi là không hiện thực mới đúng?.
Bởi vì nơi đó đã nổi tiếng, cho nên tôi mới đi đến đó, thì có bao nhiêu ý nghĩa nữa? Nếu như vì tôi đi đến nơi đó, cho nên làm cho nơi đó nổi tiếng, thì chẳng phải là càng vĩ đại hơn không?
Một ngày đông tạnh ráo năm 1931 nhà đại danh hài Tiêu Bá Nạp đến Thượng Hải, một nhân sĩ nổi tiếng Thượng Hải đón ông nói:
?Ngài quá bộ đến Thượng Hải, mặt trời cũng mọc lên đón Ngài, Ngài Tiêu quả nhiên có phúc".
Tiêu Bá Nạp nói: "Không phải Tiêu Bá Nạp tôi có phúc gặp mặt trời ở Thượng Hải, mà là mặt trời có phúc nhìn thấy Tiêu Bá Nạp tôi tại Thượng Hải".

Từ giọng nói của nhà đại danh hài này biết được một người đàn ônglừng danh, nhân gian thật cần người đàn ông như thế.
Ngược lại, khi lý tưởng không ăn khớp với hiện thực, chúng ta đang đứng trước sự thách thức nghiêm trọng, chỉ cần chúng ta khư khư giữ lấy đạo lý căn bản của đời người, không thay đổi ý nguyện ban đầu, không sợ khó khăn trắc trở, thành công sẽ nhất định thuộc về chúng ta.
Ai nhiều khó khăn trắc trở hơn Khổng Tử đã từng gặp?
Khổng Tử tuy gặp thời loạn xuất anh hùng, nhưng ông quá rủi ro. Ông ôm trong lòng lợi khí quản lý quốc gia, kiến thức uyên bác, chí hướng cao xa, nhưng lại nghèo khổ thất vọng không được triều đình đánh giá cao. Vợ là bà họ Kỳ Quan rất hay than tiếc. Khổng Tử lại không xem là việc quan trọng. Ông nói:
- Ðừng buồn vì không có chức vị, phải suy nghĩ nhiều về không có tài xử thế; Ðừng lo không có người biết đến tôi, mà phải bổ xung nhiều khả năng của tôi được mọi người biết".
Dựa vào khí phách của bậc đại trượng phu này, Khổng Tử bằng lòng an phận với địa vị hèn mọn. ở vị trí nhân viên quản lý kho, đem lương thực và tiền tài giao nạp rõ ràng, rành mạch. ở vị trí tiểu lại trại chăn nuôi, làm cho số lượng súc vật càng nuôi càng nhiều.
Khổng Tử 35 tuổi vẫn chưa đắc chí, nước Lỗ loạn lạc không có đất cho ông dụng võ. Ông đi khỏi nước chạy sang Tề thăm dò, cũng không tìm được chỗ dùng. Những năm thấy thiên mệnh đã qua, mặc dù có thở than thời gian trôi nhanh thế. Không bỏ ngày đêm lại vẫn không lo không sợ, không thể đoạn chí. Cho dù phiêu bạt chân mây cuối trời như ?con chó mất chủ?, cho dù bị vây chặt giữa hai nước Trần, Thái, bảy ngày không có lương thực, trong rau dại đun không có một hạt gạo, các đệ tử mệt mỏi đói khát, Khổng Tử vẫn đàn hát trong phòng, gẩy đàn như thường lệ. Ông như cây tùng giữa ngày đông lạnh giá vẫn ngạo nghễ đứng giữa đất trời với thái độ cứng rắn sớm còn nghe thấy, chiều chết cũng đáng để khai thác nguồn văn hóa dân tộc.
Ở khoảnh khắc lý tưởng của bạn xung đột với hiện thực, xin hãy nghĩ đến Khổng Tử.

Chỉ sợ bạn chẳng có lý tưởng, chỉ sợ bạn chẳng có tài, chỉ sợ bạn uổng công trách móc.
Nếu là như thế, chúng ta hãy kiểm tra tỉ mỉ lại mình. Lý tưởng của tôi rốt cuộc là gì? Thiết kế trước mắt là gì? Bản kế hoạch tương lai phác họa ra như thế nào, mục tiêu lâu dài là ở chỗ nào? đối với mỗi một câu hỏi lại đều không nên lẩn tránh, có lý có lẽ, không chút do dự đưa ra trả lời đúng trọng tâm.
Không nên ngượng ngùng, không nên che đậy. Nếu như chịu không nổi những câu hỏi lại như thế, mịt mùng không bờ bến, không có mục đích nhất định, hoặc chỉ có kích động nhất thời, mơ tưởng hão huyền nhất thời, suy nghĩ lông bông nhất thời. Như thế thì xin đừng nên oán trách nữa, hiện thực là cứng rắn phũ phàng sẽ đem bạn đập nát vụn. Ðó không phải là lỗi của hiện thực mà là bạn quá trôi nổi gây ra.
Nếu là như vậy, chúng ta hãy kiểm tra tỉ mỉ lại mình. Tôi rốt cuộc có bao nhiêu tài? Chỗ mạnh của tôi là gì? Ưu thế của tôi ở chỗ nào? Khuyết điểm của tôi có bao nhiêu, khi nào, ở việc gì tỏ ra tài của tôi? Liệu tôi có được không? Ðối với mỗi một câu hỏi lại này không nên lẩn tránh, hãy trả lời với đầy lòng tự tin, làm cho người ta tin phục.
Nếu như chịu không nổi những câu hỏi lại này, bạn là trống rỗng, chẳng hề có một khả năng nào, hoặc chỉ có một chút khôn vặt, có thể dùng một chút thủ đoạn vặt, hoặc chỉ là dựa vào cơ may ngẫu nhiên từng có được một chút thành công nhỏ nhoi ở một việc nào đó nhất thời, bạn đã tự cho rằng có khả năng ghê gớm ngần nào, thế là suốt ngày phàn nàn, nói toáng lên là không có đất dụng võ. Như thế thì, xin đừng nên trách móc, hiện thực tàn nhẫn phũ phàng, chỉ dựa vào năng lực này của bạn, hiện thực sẽ đem bạn đập nát tan tành. Ðây không phải là tội của hiện thực, mà chỉ vì bạn quá kém cỏi.

36- Khoảnh khắc cá tính trái ngược với hoàn cảnh

* Ðể theo đuổi phương thức sinh tồn đẹp hơn của tương lai, để thay đổi những cái không thích nghi với hoàn cảnh, bạn hoàn toàn có thể chôn vùi cái tôi cũ rích đi, đem mình nhào nặn lại được bộ mặt hoàn toàn khác hẳn, để mong thích nghi với một hoàn cảnh mới, bắt đầu một cuộc sống mới, mở ra một cuộc đời mới.
Mâu thuẫn của tôi và anh ta, mâu thuẫn của cá thể và quần thể, mâu thuẫn của cá nhân và xã hội, chung quy là cá tính trái ngược với hoàn cảnh.
Cái gọi là hoàn cảnh ở đây đương nhiên là hoàn cảnh xã hội. Quan hệ giữa người này với người khác trong nội bộ quần thể xã hội, trình độ đạo đức chung, pháp quy pháp luật, phong tục tập quán văn hóa tạo thành nội dung cơ bản của hoàn cảnh xã hội.
Quần thể xã hội rõ ràng do các cá tính từng người khác nhau tạo nên. Do xuất thân từ giáo dục bồi dưỡng của từng người khác nhau, chịu sự tiêm nhiễm của hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội khác nhau, nên hình thành cá tính khác nhau rất lớn. Sự khác biệt của cá tính có thể dùng các loại kiểm nghiệm khác nhau để đánh dấu hai cực đối ứng vô cùng.
Lấy việc đem thế giới nội tâm của mình và ngôn luận của bản thân làm mức độ biểu hiện đối với xã hội bên ngoài làm thước đo thì cá tính có thể phân làm hai loại: dạng kín đáo và dạng cởi mở, tức dạng hướng nội và dạng hướng ngoại.
Người thuộc dạng hướng nội luôn luôn đem mình đóng kín trong thế giới nội tâm của bản thân lúc nào cũng quan tâm đến ấn tượng của mình trong lòng người khác và địa vị trong đoàn thể, và luôn luôn thể nghiệm mình, kiểm thảo mình, thiết kế mình, không giỏi giao tiếp với thế giới bên ngoài, nhất là ở trước mặt người xa lạ, ở nơi công cộng, càng là lười mở miệng nói, hoặc ngượng mở miệng. Không muốn xuất đầu lộ diện, khi họp thì thích ngồi ở các góc. Khi bất đắc dĩ phải giao tiếp thì mặt đỏ, tim đập thùm thụp. Nói năng làm việc gì cũng thận trọng, chỉ sợ có sai sót, chỉ sợ bị người khác cười chê. Ðôi khi cũng biểu hiện lòng tự tin nhưng không đủ. Người thuộc dạng hướng nội phần nhiều say mê ảo tưởng, suy nghĩ triền miên, có thể anh ta có thế giới nội tâm cực kỳ phong phú, mà còn cực kỳ nhạy bén, thường đem xã hội nhân sinh muôn màu muôn vẻ cô đặc trong đầu óc của mình lần lượt sàng lọc và phóng ra từng cái một. Nhưng cái ?phong phú? này xét đến cùng là có hạn, do đó thường xuất hiện ảo giác đi ngược lại với hiện thực hoặc vì thần kinh quá nhạy nên dẫn đến hiểu nhầm.
Lâm Ðại Ngọc là một điển hình của tính cách hướng nội.

Người thuộc dạng hướng ngoại tham gia vào ý thức mãnh liệt, đối với thế giới bên ngoài luôn luôn tràn ngập tâm lý tìm hiểu tri thức. Thích xuất đầu lộ diện, bất kể ở nơi công cộng hay là trước mặt người xa lạ, đều có biểu hiện mạnh mẽ dục vọng của mình. Anh ta có thể vừa gặp người lạ như đã quen từ lâu, anh ta có thể giỏi diễn thuyết. Anh ta hầu như không quan tâm đến ấn tượng của mình trong con mắt người khác, đến địa vị của mình trong đoàn thể, luôn luôn tự mình cảm thấy tốt đẹp, tràn ngập lòng tự tin. Với anh ta khiêm tốn hay không khiêm tốn đều không sao cả, không giỏi mưu toan, tính toán trong lòng, không cẩn thận. Người thuộc dạng hướng ngoại giống như một đám lửa, đi đến đâu thì có thể thiêu cháy đến đó, thích giao kết bạn bè, cho dù thường không thể gắn bó keo sơn cũng tịnh không giảm bớt khao khát nhiệt tình giao tiếp. Người hướng ngoại đôi khi cũng do lời nói việc làm không đủ cẩn trọng mà có lỗi với người khác, nhưng người ta cũng vì bản tính của anh ta không xấu mà dễ dàng tha thứ. Vì thế quan hệ nhân tế của anh ta vẫn là không đến nỗi quá tồi. Hầu như anh ta không thể ngồi yên tĩnh để ngẫm nghĩ sâu xa, mà chỉ coi trọng ở hành động. Sự chuyển động tràn ngập toàn bộ cuộc sống của anh ta, suốt ngày bận rộn, bôn ba khắp nơi. Ðối với các loại hoạt động xã hội, như là các loại hội nghị, có hứng thú mãnh liệt. Anh ta cũng có thể lôi kéo một nhóm người thành lập một hội học thuật gì đó, hoặc một hiệp hội gì đó. Anh ta có khi sẽ trở thành tổng thư ký hoặc phó chủ tịch hội học thuật này, hiệp hội nọ. Trong cuộc sống, người thuộc dạng hướng ngoại phần nhiều biểu hiện rất hào hứng và lạc quan, người hướng ngoại đối với người khác tương đối khoan dung, cũng không tính toán nhiều đến phê bình và trách móc của người khác đối với anh ta.
Loại bỏ sự khác biệt của quan niệm nhân sinh và quan niệm xã hội, nói chung, người hướng ngoại tương đối thích hợp hoàn cảnh xã hội, anh ta là phần tử hoạt động trong các loại đoàn thể, tương đối dễ dàng giữ được quan hệ hài hòa với người khác, được mọi người hoan nghênh. Người thuộc dạng hướng nội chỉ thích ứng với mình, không thích hợp với xã hội, anh ta trong các đoàn thể phần nhiều không được hoan nghênh, không gây được sự chú ý của người khác, cũng sẽ không thể xuất đầu lộ diện, bạn bè của anh ta cũng ít.
Người tuyệt đối hướng nội và người tuyệt đối hướng ngoại trong cuộc sống hiện thực, hầu như không có. Người bình thường có cả hai dạng. Hoặc là thành phần hướng ngoại nặng hơn thành phần hướng nội, hoặc là thành phần hướng nội nặng hơn thành phần hướng ngoại. Hoặc là ở một trường hợp nào đó, ở một phương diện nào đó là dạng hướng ngoại, còn ở trường hợp khác, ở phương diện khác biểu hiện ở dạng hướng nội. Người dạng hướng nội có khiếm khuyết khó thích ứng với xã hội, khó sống chung với người khác, nhưng anh ta có lời nói và việc làm vững chắc thận trọng, suy nghĩ kỹ lưỡng, tư tưởng sâu sắc mà nhạy bén, thường có thể phát hiện những vấn đề người hướng ngoại không thể phát hiện ra, đạt đến độ sâu tư tưởng mà người hướng ngoại không thể đạt được. Người hướng ngoại dễ dàng thích nghi với xã hội, làm việc cẩu thả, thích xuất đầu lộ diện, từ tự tin dễ dàng ngả sang tự phụ.
- Ða số cuộc đời thành công đều kiêm đủ cả chỗ mạnh của hai dạng hướng nội và hướng ngoại mà đều tránh chỗ yếu c


» Trang 13.2: << 1 [2]

LÊN ĐẦU TRANG

Xem thêm: Nghệ thuật sống
<< 1 ... 11 12 13 14 15 ... 34 >>
Trang 1-34:
Hỗ Trợ:
+ Email: Quyenkk.hotro@gmail.com
Online: quyenkk
TextLink: Tải game miễn phí | Tải game android