XtGem Forum catalog

Wap Tải Game Mobile Miễn Phí
Bây giờ: 09:38:49 - Hôm nay: 02/10/2024
home Home » Đọc Truyện » Nghệ thuật sống

99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 18.2

XUỐNG CUỐI TRANG


Thế là bạn chỉ theo đuổi một đồng bạc nắm trong tay bạn lúc đó, bởi vì nó là nhìn thấy và sờ thấy. Bạn nắm chặt lấy nó trong tay và đút vào trong túi áo. Chỉ sợ nó bay mất. Còn bạn không dám tin đồng bạc này đưa vào thị trường kinh doanh ngày nay có thể trở thành mười đồng của ngày mai, hai mươi đồng của ngày kia. Bởi vì mười đồng của ngày mai, hai mươi đồng của ngày kia lúc này bạn không nhìn thấy, không sờ thấy. Cho nên, bạn bằng lòng vứt bỏ mười đồng của ngày mai, hai mươi đồng của ngày kia, mà nhất định phải đem tiêu một đồng này cho thật hết ngay hôm nay.
Người thích ăn chơi kịp thời có thể bằng lòng một cách tự giác vì vui thú lúc này mà phải trả ra sự đau khổ mãi mãi sau đó.
- Tôi có quen một cán bộ trợ lý nghiên cứu trẻ, ba năm trước anh ta có một gia đình hạnh phúc. Công tác trong một đơn vị nghiên cứu cấp tỉnh, là một người còn trẻ rất có tiền đồ phát triển, cấp trên cũng rất trọng dụng anh ta. Nhưng anh ta lại theo đuổi sự vui thú nhất thời, hầu như đã nửa công khai có quan hệ với mấy cô nhân viên tạm tuyển cùng đơn vị. Một bạn học thời đại học của anh ta hỏi anh ta vì sao như vậy? Anh ta có vẻ tự đắc trả lời:
"Ðời người chẳng phải chính là mưu cầu vui thú không" "Tại sao phải vứt bỏ vui thú của hôm nay lại uổng công nghĩ đến nào là tiền đồ của ngày mai" Trời mà biết được ngày mai sẽ ra sao? Ngày mai, bạn là ai, tôi là ai, bạn ở đâu? Tôi ở đâu đều không thể trả lời rành mạch được"

Không lâu, sự việc này bị vợ biết được, vợ nói đến lãnh đạo của đơn vị anh ta, lãnh đạo bắt anh ta kiểm điểm và xử lý hành chính. Các cô nhân viên tạm tuyển thoát lui, còn vợ thì đề xuất ly hôn với anh ta.
Gia đình hạnh phúc bị phá vỡ, những ấn tượng tốt đẹp trong lòng đồng nghiệp và lãnh đạo ban đầu cũng bị phá vỡ. Từ đó, anh ta gục hẳn lâm vào cảnh lo buồn và đau khổ. Muốn chuyển đơn vị, nhấp nhỏm mấy lần đều chưa thành công. Ly hôn đã ba năm rồi, đến nay vẫn ở một mình.
Theo đuổi ăn chơi kịp thời đến mức cực độ, thậm chí có thể vì vui thú lúc này mà bất chấp cả chết chóc của cả sau này. Kẻ uống thuốc độc để giải khát là một điển hình. Mặc dù anh ta biết đó là thuốc độc sau khi uống vào sẽ giết chết sinh mệnh của anh ta, nhưng anh ta để giải trừ cơn khát trước mắt nên vẫn uống.
Những chuyện đời giống như thế chúng ta thường luôn có thể nghe thấy.
Xét đến cùng nhận thức của kẻ theo đuổi ăn chơi kịp thời đối với sinh mệnh là hoàn toàn sai lầm.
Sinh mệnh của chúng ta bắt đầu từ lúc đến với nhân gian, từng giờ từng phút đều luôn hướng về tương lai. Chỉ có tương lai mới tích tụ khả năng vô cùng đa dạng, tràn ngập những mê hoặc to lớn chúng ta có thể tưởng tượng và không tưởng tượng ra, tràn ngập hy vọng vô hạn.
- Có được khả năng vô cùng đa dạng, tồn tại sinh mệnh của chúng ta mới có ý nghĩa.
Chính là trên ý nghĩa này Heidegger nói: "Người với tư cách là người là ở tương lai, từng giờ từng phút đều là tương lai".
Song, một vấn đề khó, quan trọng, một nghịch luận to lớn lại xuất hiện trên sự tồn tại thời gian.
Lúc này là một giới hạn có thể chia cắt vô hạn, giống như điểm không có chiều dài, là một tồn tại căn bản hư vô. Nó vừa có tính chất luôn luôn hướng về tương lai, không ngừng đón nhận tương lai, lại có sự tồn tại luôn hướng về quá khứ, không ngừng trôi qua để biến thành quá khứ.
Cho nên, khi chúng ta luôn hướng về tương lai, thiết kế tương lai, sinh mệnh lúc này của chúng ta mới giàu sức sống, tràn đầy ý nghĩa.
Khi chúng ta không chú ý đến tương lai, không suy nghĩ cho tương lai, sinh mệnh lúc này của chúng ta sẽ trở nên tồn tại hư vô, trở thành sinh mệnh không có sức sống, không có mong đợi.
Một sinh mệnh không có sức sống, không có mong đợi chẳng phải là một xác chết đó sao?
Bạn không đếm xỉa đến tương lai, hòng nắm chắc lấy lúc này, tưởng là đã nắm chắc được lúc này, đang hưởng thụ lúc này, kỳ thực là một giấc mộng ảo tưởng. Bởi vì lúc này hoặc là lấy quá khứ làm điểm tựa không ngừng trôi đi biến thành quá khứ, hoặc là lấy tương lai làm điểm tựa không nhận đón nhận tương lai, mà lúc này cô lập là một thứ căn bản hư vô, cho nên trên thực tế bạn nắm không chắc lúc này, mà không phải là đang hưởng thụ lúc này. Bạn là đang vặn dây cót của sinh mệnh quay ngược hướng về quá khứ. Trên thực tế, bạn sống trong quá khứ! Quá khứ có nghĩa là đã chết. Cho nên nói bạn đã biến mình trở thành một xác chết rồi.

Chỉ có khi bạn nhận thức sinh mệnh như vậy, bạn mới có thể tỉnh ngộ, vừa khéo là kẻ theo đuổi hưởng lạc kịp thời đang sống trong hư vô, chỉ có đời người hướng về tương lai, mới là vững vàng chắc chắn, tràn ngập ý nghĩa.

51- Khoảnh khắc bị phê bình khiển trách

  * Phàm những lời phê bình chỉ trích bạn đều có giá trị chân chính đối với cuộc đời của bạn. Bạn không thể bỏ qua nó, cũng không thể vứt bỏ nó.
* Sự trưởng thành sinh mệnh của bạn, sự chín chắn cá tính của bạn không thể tránh quá trình tiếp nhận phê bình chỉ trích mà đời người không thể vượt qua này.

Ðến với thế giới này, thể xác và tinh thần của chúng ta đều bắt đầu trưởng thành từ không hoàn hảo đạt đến hoàn hảo.
Cuộc đời của chúng ta đều là từ không hiểu biết đến có hiểu biết, từ hiểu biết quá ít đến hiểu biết tương đối nhiều. Sau khi có hiểu biết thì có đạo đức, từ đạo đức nhỏ đến có đạo đức lớn, từ đức hạnh giản đơn ấu trĩ đến thành thục và cao thượng. Sau khi có đức hạnh thì có ranh giới của cuộc đời, từ thô tục đến thanh cao. Nhân cách, lý tưởng, tinh thần, tình cảm v.v... của chúng ta, tất cả phàm có liên quan đến sự sinh tồn làm người của chúng ta đều là một quá trình tuần tự tiệm tiến, thực hiện dần từng bước.
Sinh mệnh là một quá trình. Chúng ta không thể vượt qua quá trình chạy thẳng đến kết quả.
Chúng ta rốt cuộc trở thành một người ra sao, trước tiên quyết định bởi việc tự rèn luyện của chúng ta trong quá trình này; thứ hai là quyết định bởi ảnh hưởng của các yếu tố thật giả, thiện ác và tốt xấu của bên ngoài trong quá trình này đối với chúng ta.
Mặc dù có thể chia ra hai lớp trong và ngoài như thế, nhưng thật ra xét đến cùng vẫn là ở bản thân chúng ta. Ðối với các yếu tố thật giả, thiện ác, tốt xấu của bên ngoài phân biệt ra sao, đối xử như thế nào, cuối cùng do chính chúng ta quyết định.
Trong đó, đối xử với việc phê bình chỉ trích của người khác ra sao, cũng lại là một vấn đề phân biệt và đối xử với các yếu tố thật giả, thiện ác và tốt xấu của bên ngoài ra sao.
Người bình thường chúng ta đều thường thích nghe lời tốt đẹp, nghe lời biểu dương, nghe lời nịnh, nghe lời tôn trọng, nghe lời tâng bốc, nghe lời đề cao. Nghe những lời này, bất kể là nghe được trước mặt hay là nghe được ở sau lưng, bất kể những lời này là thật hay giả, bất kể người nói những lời này là thành tâm thành ý hay là giả ơn giả nghĩa hoặc ác ý, đều thích nghe. Cũng bất kể anh ta là người phát ra trực tiếp hay người truyền lại những lời này, bạn đều thích anh ta, luôn cảm thấy thuận tai, trong lòng nhẹ nhõm, ngọt ngào.
Ngược lại, người thường luôn không thích nghe những lời phê bình chỉ trích, ghét nghe những lời làm cho mình không vừa lòng, ghét nghe những lời chỉ ra những sai lầm thiếu sót của mình. Bất kể những lời này là nghe được trước mặt hay là nghe được ở sau lưng, bất kể những lời này là thật hay giả, bất kể những người nói những lời này là thành tâm thành ý hay là chủ ý hãm hại, đều ghét bỏ, đều không muốn nghe thấy. Nếu anh ta là người trực tiếp nói ra những lời này, bạn có thể ghét anh ta, hận anh ta, thậm chí có thể căm ghét anh ta một đời. Nếu như anh ta là người truyền lại những lời này, bạn cũng có thể ghét anh ta, hận anh ta, cho rằng anh ta là người tán thành những lời này. Nghe đến những lời này luôn cảm thấy trái tai, trong lòng không vui và buồn phiền.
Lại không biết đây chính là một sai lầm người thường phạm phải, là một loại tâm lý yếu đuối hoặc không có sáng suốt tự biết mình hoặc là một sai lầm do theo đuổi hư vinh dẫn đến.
Nhược điểm của tính người quá nhiều. Sai lầm đời người thường mắc phải cũng không ít.
Bạn tưởng là hễ cứ là những lời nói tốt đẹp về bạn đều có thể có tác dụng tuyên dương và mở rộng ảnh hưởng tốt đẹp của bạn. Trên thực tế, kẻ ác không nói điều thiện, người thiện không nói điều ác. Bạn đừng nên quá tin tưởng giá trị của những lời nói đó, cũng đừng nên tưởng là hễ người nói điều tốt cho bạn đều là người thích bạn, tin tưởng bạn, sùng bái bạn. Những người lõi đời, cũng có khối người.
Tuân Tử nói: "Người a dua nịnh hót tôi, là kẻ thù có ý định muốn
hại tôi".
Trương Hiếu Tường, người đời Tống trong sách ?Thủ hữu minh? có nói: Người thuận theo lời tôi nói là người hại tôi. Người dùng cách làm không chính đáng để lấy cảm tình thì quỷ thần dưới âm ty cũng sẽ trừng phạt anh ta.
Còn đối với tất cả những lời phê bình chỉ trích bạn chỉ cần anh ta không phải có hàm ý hãm hại, khinh miệt ác độc, bạn có thể trước hết nên thâu tóm tất cả. Bạn không phải so đo tính toán những lời phê bình chỉ trích này có phiến diện hay không, có chuẩn xác không, cũng không cần so đo tính toán người phê bình chỉ trích bạn dùng phương thức gì: trực tiếp hay gián tiếp, cứng rắn hay mềm dẻo, cá biệt hay đại chúng; cũng không cần phải so đo tính toán anh ta là bậc cha anh, phải vai cùng lứa hay bọn đàn em đàn cháu, tuổi tác so với bạn nhiều hơn hay ít hơn, bạn đều không phải để ý đến.
Bạn chỉ cần giữ một điều: phàm những lời phê bình chỉ trích bạn đều có giá trị chân chính đối với cuộc đời của bạn. Bạn không thể bỏ qua nó, cũng không thể vứt bỏ nó.
Nếu như bạn còn đang trẻ, những lời phê bình chỉ trích bạn càng có giá trị quan trọng hơn. Sự trưởng thành sinh mệnh của bạn, sự chín chắn cá tính của bạn, không thể tránh quá trình tiếp nhận phê bình chỉ trích mà đời người không thể vượt qua này.
Bạn chỉ có không ngừng tiếp nhận sự phê bình chỉ trích của người khác, mới có thể làm cho mình sáng mắt, không bị bưng bít.
Bạn đừng nên để ý đến những lời ấy, nghe không xuôi tai, nhận thì ngượng nghịu. Mọi người đều biết: trung ngôn nghịch nhĩ lợi ư hành (lời nói thẳng nghe không xuôi tai, nhưng có lợi cho công việc) và thuốc đắng dã tật.
?Tuân Tử. Tu Thân? nói: Phàm là người phê bình sai sót của tôi một cách thích hợp, đều là bậc thầy của tôi".
Phục tùng điều hay lẽ phải, vui vẻ tiếp nhận sự phê bình vừa là đạo đức cao thượng rộng rãi thoáng đãng, dũng cảm sửa chữa sai lầm của chúng ta, cũng là trí tuệ đối nhân xử thế của chúng ta.
Người thiếu trí tuệ thì không nghe khuyên can che giấu khuyết điểm, giấu lỗi sợ phê bình. Như vậy ai còn muốn phê bình chỉ trích anh ta nữa? Ai còn quan tâm đến sai sót của anh ta nữa? Chặn đứng đường phê bình, xem ra như bưng bít người khác nhưng kỳ thực là bưng bít mình. Vị hôn quân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - Chu Lệ Vương sai Vệ Vu theo dõi những người phê bình chỉ trích ông ta, bắt được thì chặt đầu. Người trong nước không dám nói điều gì, chỉ đành quắc mắt nhìn nhau. Ông ta tự cho là đắc ý, tưởng là đã quét sạch mọi lời ta thán của người mà không biết là như b


» Trang 18.2: << 1 [2]

LÊN ĐẦU TRANG

Xem thêm: Nghệ thuật sống
<< 1 ... 16 17 18 19 20 ... 34 >>
Trang 1-34:
Hỗ Trợ:
+ Email: Quyenkk.hotro@gmail.com
Online: quyenkk
TextLink: Tải game miễn phí | Tải game android