* Hai bà vợ của PUSKIN và MARX đều đẹp đến kỳ lạ, nhưng hai bà lại mang hai kết cuộc hôn nhân hoàn toàn khác nhau. * Cá tính không cần phải thống nhất, nhưng hai người cần phải hài hòa thông suốt. Có người nói xã hội càng văn minh hóa, bạn đời càng khó gặp. Câu nói này có lẽ chỉ là một câu phàn nàn mang theo cả tâm tình. Sự thật tất cả mọi yêu đương bình thường đều bắt đầu từ mong muốn đối phương sẽ làm người bạn suốt đời của mình, bất kể là về sau có thể kết hợp được tốt đẹp hay không, có thể đến bách niên giai lão được hay không, nhưng kết cuộc của tình yêu hạnh phúc chắc chắn là hai bên kết hợp tốt đẹp đến bách niên giai lão.
Mọi người đều biết hai cuộc hôn nhân, một cuộc là bi thảm, một cuộc là vui vẻ như sau - Hôn nhân bi kịch của Puskin. Khi Puskin mới bảy, tám tuổi đã biết làm thơ, được gọi là Thần đồng. Thời trai trẻ tài hoa tuyệt vời, đã sáng tác hàng loạt thơ ca và tiểu thuyết có tiếng vang ở Nga và trên thế giới, được vinh dự là cha đẻ của nền văn học Nga. Nhưng tình yêu hôn nhân của ông lại vô cùng bất hạnh. Từ sau khi làm quen với Natalia, “người đẹp nhất Matxcva”, Puskin đã nghiêng đổ về sắc đẹp tuyệt vời của bà ta, đã yêu Natalia một cách điên cuồng không cần nghĩ ngợi, yêu đến phát run lên trước sắc đẹp của bà, bất chấp tất cả mọi việc trước sau xung quanh bà ta. Còn bà thì bị niềm hư vinh ám ảnh, chỉ nhìn thấy thanh danh hiển hách của Puskin. Sau khi ông và bà kết hôn, bà đã trở thành một trong những nhân tố chôn vùi sự nghiệp văn học và sinh mệnh vĩ đại của Puskin. Đối với Puskin, Natalia chỉ là một người đàn bà đẹp để nhìn không phải để có ích. Bà đã đem toàn bộ cuộc sống hao phí vào việc trang điểm, vũ hội và trang phục, tới tấp lui tới với giới thượng lưu xã hội để phô bày sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của mình. Bà căn bản không hiểu Puskin, không hề hay biết đối với sự nghiệp văn chương của ông, đối với tâm linh và sự theo đuổi của ông thì dốt đặc cán mai, giữa hai vợ chồng không hề có điểm chung. Hôn nhân đã làm cho Puskin rơi vào nỗi buồn phiền chồng chất, không thể theo đuổi sáng tác được mà nợ nần thì ngày càng thêm chồng chất. Về sau, trong cái tròng do bọn quý tộc xếp đặt, Natalia cuối cùng lại nhận sự theo đuổi của một tên sĩ quan quý tộc làm cho Puskin bị nhục nhã. Trong tình trạng không thể chịu đựng được nữa, Puskin đã quyết đấu với tình địch, bị trúng đạn và chết - một cuộc đời trẻ trung chưa đầy 40 tuổi cuối cùng đã kết thúc như thế, một ngôi sao lớn của văn học Nga cuối cùng đã tắt mất như thế, chỉ vì một cuộc hôn nhân bất hạnh!
Ngược lại với Puskin, Marx có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc rất đáng tự hào. Vợ của Marx là Jenny Marx, xuất thân từ gia đình quý tộc Weistwalun hiển hách, mà lại cũng có sắc đẹp áp đảo muôn sắc muôn hoa, làm cho người ta sùng bái, trước khi kết hôn với Marx, bà thường được hàng loạt con em của giới thượng lưu xã hội theo đuổi cuồng nhiệt. Song, Jenny có một trái tim cao quý hơn, bà đã vứt bỏ mọi vinh hoa phú quý, bỏ rơi tất cả mọi theo đuổi của bọn công tử bột, đã chân thành yêu Marx. Cha của Marx nói bà là vì một tương lai “gian nan nguy hiểm khôn lường” đã hy sinh tất cả. Bà đối với tư tưởng, linh hồn và sự nghiệp của Marx đều có sự hiểu biết sâu sắc vượt hẳn người thường và có chuẩn bị tinh thần hiến thân mình, không tiếc hy sinh tất cả cho nó. Sau khi kết hôn với Marx, cùng chung hoạn nạn sống những năm tháng cực kỳ gian khổ, đã trở thành cánh tay và đồng chí đắc lực của Marx. Engels nói bà “không những cùng chồng chung hoạn nạn, cùng gian khổ, cùng đấu tranh, mà còn bằng tri giác cao độ và nhiệt tình cháy bỏng tích cực dấn thân vào trong đó.” Chính do sự kết hợp của hai tâm linh cao quý này, mới làm cho ngọn lửa tình yêu của họ cháy sáng mãi mãi, cả đến sau mấy chục năm họ cưới nhau vẫn thân mật yêu đương như hồi mới cưới. Hai bà vợ của Puskin và Marx đều có vẻ đẹp tuyệt vời, nhưng hai người đẹp này lại mang theo hai phẩm cách, niềm tin và theo đuổi hoàn toàn khác nhau, do đó họ đã mang lại hai kết cuộc hôn nhân hoàn toàn không giống nhau.
Khi chọn định hôn nhân, theo đuổi vẻ đẹp bề ngoài của đối phương là lẽ thường tình của con người, lòng yêu cái đẹp vốn là điều tốt đẹp, nhưng khi đồng thời say sưa với vẻ đẹp bề ngoài của đối phương bạn nhất thiết không thể bỏ qua việc xem xét kỹ đối với tâm linh và phẩm cách của anh ta hoặc cô ta. Bạn phải làm rõ đối phương thích bạn cái gì - cô ta (anh ta) có thật sự quen biết bạn không? Có hiểu bạn không? Việc lựa chọn của cô ta (anh ta) là mù quáng hay tỉnh táo? ấn tượng đầu tiên mà hai bên công nhận chỉ có thể là bước đầu tiên cực kỳ bé nhỏ của khả năng xây dựng trên quan hệ hôn nhân, con đường đi tiếp về sau vẫn còn dài? Bạn không thể cắt bớt con đường đi về sau. Tỷ lệ thành công của cuộc hôn nhân “vừa gặp nhau đã yêu” là cực kỳ hiếm có. Cái vội vã trong hôn nhân là đáng thuơng, kết quả phần nhiều là bất hạnh. Hai bên kết hợp, thật ra không nhất định đòi hỏi cá tính hai bên thống nhất. Cá tính thống nhất ngược lại thường sản sinh cuộc hôn nhân không tốt đẹp. Sự kết hợp đẹp nhất thường là cá tính hai bên nam nữ có thể cùng bổ sung lẫn nhau. Ví như thẳng thắn sảng khoái bổ sung cho kín đáo dè dặt, cương cường chính trực bổ sung lẫn cho êm dịu hiền hòa, sâu lắng vững vàng bổ sung lẫn cho nhiệt tình quả cảm v.v... Cá tính bổ sung lẫn nhau thường trực tiếp đưa đến cho gia đình và đời sau hiệu ứng tốt đẹp, đối với xã hội và các quan hệ nhân sự phức tạp thích ứng với xung quanh cùng có thể sản sinh những điều bổ ích không ngờ tới. Cá tính của nam nữ trong hôn nhân không nhất định phải thống nhất, nhưng hai người cần phải hài hòa thông suốt. Nếu như một bên đối với cá tính của một bên khác sản sinh ác cảm, hoặc cá tính của một bên không có cách nào thích ứng được với một bên khác thì cuộc hôn nhân này không thể hạnh phúc, một khi phát hiện ra tình huống này, việc làm sáng suốt nhất là đình chỉ dứt khoát quan hệ yêu đương. Nhưng không loại trừ cá tính hai người mới đầu không thích hợp, qua một thời gian dài sống với nhau dần dần trở nên thích hợp. Mà ở đây rõ ràng có mang tính mạo hiểm nhất định, nhất là đối với hai bên nam nữ nếu cá tính đều có đột xuất rất rõ rệt, mà người có lòng tự tôn cực kỳ mạnh, thì nói chung khó thay đổi đối phương, khó đạt tới hài hòa thông suốt.
Việc làm ổn thỏa vẫn là ở chỗ mong được phẩm cách thường ngày và tâm tính chí thú của hai bên có chỗ thông suốt nhất định. Có chí hướng cùng chung phấn đấu cho một sự nghiệp nào đó sẽ làm cho cuộc hôn nhân đạt tới mức độ tuyệt vời thông suốt trọn vẹn. Giống như Piere-Curri và Marie-Curri, hai người mặc dù quốc tịch khác nhau, ngôn ngữ khác nhau. Cá tính văn hóa khác nhau, nhưng vì cùng chung chí hướng suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp khoa học đã làm cho họ cùng kết hợp với nhau, trở thành đôi bạn đời hạnh phúc. Song, trong cuộc sống thông thường của đông đo người, nhiều đôi nam nữ sẽ phải bỏ ra phần lớn thời gian và sức lực dùng vào những việc vụn vặt của gia đình. Buổi đầu tuyển chọn hôn nhân, các bạn sẽ phải phác họa một cách thực tế, không thể suy nghĩ vớ vẩn cho rằng tương lai của mình đều như là Pierre-Curri và Marie-Curri. Nếu như cả hai người đều không hề có chuẩn bị tư tưởng đảm nhận những việc vụn vặt gia đình, e rằng tình trạng vô cùng khó khăn sau hôn nhân là không thể tránh khỏi. Chủ nghĩa đại nam tử hoặc chủ nghĩa đại nữ tử trong gia đình đều không thể tạo thành cuộc hôn nhân hạnh phúc. Khoảnh khắc chọn bạn đời, bạn đã xem kỹ về phương diện này chưa? Chọn bạn đời như thế nào, không còn nghi ngờ gì nữa, có ý nghĩa trọng đại trong việc thiết kế cuộc đời. Lỡ một nước là thua cả ván. Mà một nước đi tốt đẹp cũng có thể mang lại cả hội xoay chuyển, mở ra cuộc diện hoàn toàn mới, từ đó thuận buồm xuôi gió, giành được thắng lợi. Mong bạn gặp được người bạn đời tốt đẹp nhất và có cuộc đời hạnh phúc.
11- Khoảnh khắc thất tình
* Những cái đáng mất, thì cuối cùng sẽ mất. Những cái có thể nhận được thì sớm muộn cũng sẽ được. * Thất tình không đáng sợ, điều đáng sợ là mất đi lòng tự tin, tự tôn của bạn. Nếu như bạn nhìn thẳng vào nó, thần tình yêu sẽ lập tức lại giáng xuống ngay bên mình bạn. Chàng và nàng yêu nhau sau một thời gian tiếp xúc, cả hai bên hoặc một bên cảm thấy không hợp, chia tay tạm biệt không đưa quan hệ phát triển thành quan hệ yêu đương thì không gọi là thất tình. Bởi vì lúc này quan hệ của chàng và nàng vốn chưa đạt đến mức độ yêu, đã là không đạt tới cũng sẽ không thể nói là bị mất. Lúc này cả hai bên đều không thể có cảm giác thất tình. Chàng và nàng đã từng yêu sâu sắc một khoảng thời gian, từng sản sinh tình yêu mạnh mẽ, nhưng về sau mỗi người họ tự nhìn ra khuyết điểm của đối phương, cùng đều mất đi sức hấp dẫn, hai bên bằng lòng ngừng quan hệ yêu đương hữu nghị chia tay. Hai bên đều đã từng được, nhưng trước mắt đều bằng lòng vứt bỏ, đạt được một cách hạnh phúc, vứt đi một cách tự nguyện, tâm lý bình tĩnh, không thể có cảm giác “mất”. Những cái vốn đã đạt được mà lại không bằng lòng vứt bỏ đã mất thì đây mới có cảm giác “mất”. Một bên yêu lại mất đi tình yêu của một bên khác, người trước sẽ có cảm giác thất tình, còn người sau là chủ động, tự nguyện vứt bỏ, thì không thể có cảm giác thất tình. Hoặc là hai bên chịu sức ép của lực lượng thứ ba buộc phải ngừng quan hệ yêu đương, như chịu sự cản trở của gia đình, lễ giáo hoặc lực lượng xã hội khác, chàng và nàng trong trường hợp đành phải chia tay, cả hai bên đều bị mất tình yêu vốn không muốn vứt bỏ, cả hai người đều có cảm giác thất tình. Đây là sự thất tình đau khổ nhất trong tất cả mọi thất tình. Lục Du và Đường Uyển chính là như vậy. Hai người đau khổ cho đến chết. Nghe nói Nobel yêu con gái của một nhà toán học thất bại, nguyên nhân là sự ngăn cản của nhà toán học kia. Sau khi Nobel bị thất tình thì một là suốt đời không lấy vợ, hai là di chúc lại không đưa các nhà toán học ghi vào hàng ngũ những người xét thưởng giải Nobel. Đó là một điều đáng tiếc sâu sắc cho các nhà toán học sau này.
Bất kể ở thời đại nào, bất kể trong tình huống nào, thất tình đều là đau khổ. Cái mà thất tình phải chịu đựng là sự giày vò đau khổ của tâm linh, là sự trống tri và buồn bã ở nơi sâu thẳm của tâm linh sau khi bị đánh mất một vật vô cùng qúy báu, như bị đối phương đâm một nhát dao, hoặc là đùa giỡn một kéo. Trong vô số những thảm họa của đời người lại thêm một cái thảm họa nặng nề nữa, tràn ngập nỗi đắng cay, theo đó là sự cô đơn và hiu quạnh, có người thậm chí pha trộn tâm lý thù hận mãnh liệt. Xã hội ngày nay, thất tình kiểu Lục Du, Đường Uyển cố nhiên ngày càng ít thấy, nhưng chưa hẳn đã hoàn toàn mất. ở miền núi nghèo nàn lạc hậu, thậm chí trong thị dân ở thành phố, tình hình tình yêu của nam nữ thanh niên bị gia đình ép buộc và cản trở có lúc cũng xẩy ra, một bên hoặc cả hai bên đã chết vì tình thỉnh thoảng có thể được nghe. Người chết vì tình là đáng thuơng, bất hạnh, chúng ta nhìn thấy người chết vì tình như thế, khó tránh khỏi phát sinh lòng trắc ẩn. Nhưng kẻ chết vì tình là ngu muội. Tình cảm của họ là một thứ ngu muội tự khóa chặt, đem sinh mệnh liều chết một phen, đem cuộc đời lý giải hẹp hòi và nông cạn đến như thế, mà lại ngu dốt không biết dùng pháp luật làm vũ khí để bảo vệ quyền lợi tự do yêu đương của họ. Loại bi kịch cổ điển này thực tế nên chôn vùi xuống mồ từ lâu, không nên tồn tại ở đương đại.