Khi đôi mắt của Nadia đã ngắm nghiền, bà Vêra nhẹ nhàng rời khỏi phòng ngủ.
Điều mà bà không thể biết được là Nadia đã giả vờ ngủ, không phải là để đánh lừa bà mà là để cho bà yên tâm cũng như lúc cô nói với bà là cô chẳng nhớ những gì đã thấy trong giấc mơ cả. Khi còn lại một mình trong bóng tối, cô lại mở to đôi mắt. Điều mà cô nhìn thấy cũng khủng khiếp như bộ mặt nhợt nhạt của người đàn ông đã từng là cha cô. Điều đáng sợ hơn cả là không chắc là đã nhìn thấy lại cái ảo ảnh lần thứ hai đó trong giấc ngủ… Thân thể của anh bạn Jacques của cô nổi bập bềnh trên mặt nước.
Cô thấy rất rõ là đôi mắt của Jacques cũng bất động như đôi mắt của cha và của những con búp bê. Và cô cũng tự trông thấy mình giơ hai cánh tay bất lực về phía cái cơ thể mà cô không thể với tới được để lôi nó lên khỏi mặt nước.
Tám ngày sau Nadia cùng với Jacques dạo chơi cạnh hồ nước ở phía sau những toà nhà của trang trại, ở đó có đàn vịt trời non tơ đang vùng vẫy không biết là mùa săn sắp tới. Cô chỉ tay về phía những bông sen bập bềnh ở giữa hồ và nói:
− Em rất thích làm sao mà hái được vài bông đem về cắm trong phòng khách.
− Dễ thôi, bằng chiếc thuyền này. Rồi em xem… Nói rồi cậu ta cởi dây buộc quanh cọc, chiếc thuyền cũ nát đầy rêu. Cầm lấy bơi chèo, cậu từ từ cho thuyền trôi xa rồi tới cụm hoa sen và cất tiếng vui vẻ:
− Chẳng phải là một vài bông mà cả một rừng hoa anh sẽ đem về cho em cắm đầy phòng!
Bao giờ cậu cũng chiều chuộng Nadia và sẳn sàng thỏa mãn mọi yêu cầu dù là nhỏ nhất của cô: trèo một cây cao, vượt hàng rào chỉ bằng một cú nhẩy để hái một đoá hoa, vừa co cẳng chạy vừa cười rút rít sau một chú thỏ đang hốt hoảng phóng nhanh… Cũng vì thế mà cô rất mến cậu! Nhưng, bất ngờ, giữa lúc chiếc thuyền lướt gần tới cụm hoa sen thì nó bổng chao đi và chìm dần trong tiếng rú của Jacques:
− Cứu, cứu tôi với, Nadia! Anh không biết bơi! Nhưng Nadia cũng không biết bơi. Vả lại người trong trang trại luôn cấm mọi người không được trèo vào trong chiếc thuyền đó. Lúc này, Nadia rụng rời khi nhìn thấy nó chìm dần chìm dần. Aûo ảnh cuối cùng mà cô đã nhìn thấy là cánh tay của Jacques giơ cao chiếc bơi chèo lên trời. Rồi yên lặng, chỉ đôi lúc bị ngắt quảng bởi tiếng kêu của một con vịt trời nào đó.
Người ta tìm thấy Nadia nằm ngất lịm bên bờ ao. Thi hài của Jacques bị vướn vào những rễ sen không nổi lên được. Đến đêm hôm đó dưới ánh sáng của những ngọn đuốc cậu ta mới được vớt lên.
Nadia ốm nặng, mê sảng suốt ba ngày đêm. Khi cô tỉnh, bà Vêra hết sức thận trọng, cho cô biết là cũng như với cha cô ít năm về trước, cô sẽ không bao giờ còn nhìn thấy anh bạn Jacques của cô nữa. Và bà cầu nguyện cho chàng trai đó. Cũng từ ngày đó, trong hồi ức của Nadia, người đã ra đi chỉ là Jacques, còn bố mẹ bất hạnh của anh, với cô, trở thành “cha” và “mẹ” Levasseur. Khi hai ông bà bị mất đi người con trai duy nhất của mình thì họ già xọm đi một cách kinh khủng.
Mọi người không còn nhắc đến Jacques ở Cố trang nữa. Bà Vêra hiểu là một trong những sức mạnh to lớn của tuổi trẻ là quên đi quá khứ để hướng về tương lai. Bà cũng thấy bình thường khi Nadia không bao giờ trở lại gần bờ ao, nơi đã làm cho cô kinh sợ, và hết sức tránh gặp ông bố và bà mẹ của người đã khuất. Nếu bất ngờ đụng phải thì cô trốn chạy, không biết phải nói gì với họ cả.
Trong trái tim thiếu nữ của cô, mặc dù tất cả những gì bà ngoại đã cố gắng nói cho cô hiểu là tai nạn đó xảy ra là do định mệnh khắc nghiệt, nhưng cô vẫn thấy chính mình và duy nhất chỉ có mình là người chịu trách nhiệm về tất cả những gì đã xảy ra. Nếu cô không tỏ ý muốn có những bông sen đó thì không bao giờ cậu thiếu niên lại mạo hiểm trèo lên chiếc thuyền cũ đã bị cấm sử dụng nhưng tại sao người ta lại không hủy ngay chiếc thuyền đáng bị nguyền rủa đó đi? Những người lớn tất là những đàn anh, đàn chị, cả họ nữa cũng là những thủ phạm vì đã sơ suất. Cảm giác hối hận nặng nề và sâu sắc đã dày vò Nadia, làm cô không sao chợp mắt được trọn đêm: mười lần, một trăm lần cảnh tượng đó cứ hiện ra trước mắt làm cô xúc động mãnh liệt, đến nỗi tối nào bà Vêra cũng thấy cô nước mắt chan hoà.
Năm, tháng lặng lẽ trôi qua. Không còn bạn chơi, Nadia một mình lủi thủi lần bước hàng tiếng đồng hồ dọc theo bìa rừng già hoặc khu rừng nhỏ liền kề vói đồng ruộng. Một trong những buổi tối đó, cũng như tất cả những ngày sau bữa ăn chiều, nàng ngồi trước lò sưởi lớn, hết nhìn những lưỡi trong lò lại nhìn bà Vêra – bà đã bỏ công việc dệt thảm cố hữu – đang bày những quân của cỗ bài tây để làm một quẻ bói, nàng nói bằng một giọng nghiêm trang không còn là giọng của một cô bé mà là một người con gái đã trưởng thành.
− Có một chuyện bà ạ, cháu chưa bao giờ nói với bà vì cháu không chắc là có đúng không… Nhưng bây giờ sau khi cháu đã có một thời gian nghiền ngẫm, cháu biết là mình đã không lầm. Cái đêm mà bà thấy cháu khóc ròng ấy, ít ngày trước cái chết của Jacques, trái với bà đã tưởng, cháu không ngủ. Cháu thức rõ ràng và cháu nhìn thấy thi thể của Jacques bập bềnh trôi trên mặt nước nhưng cháu không dám nói vì sợ bà kinh hãi, và cũng có thể cháu sợ rằng bà nghĩ là cháu điên rồ. Điều đáng sợ là không phải cháu trông thấy hình ảnh trong một cơn ác mộng mà là lúc mắt cháu đang mở to.
− Chúng ta đừng nói đến tất cả những cái đó nữa. Hãy cố gắng quên đi cháu ạ.
− Nhưng thật khủng khiếp đối với cháu vì cháu đã nhìn thấy cái đó trước khi nó xảy ra.
− Cái này chỉ đơn giản là có thể cháu có một năng khiếu đặc biệt mà người khác không có. Dù sao thì cũng không có gì nghiêm trọng cả và biết đâu cái đó có thể giúp ít cho cháu sau này. Biết trước sự việc, có thể giúp ta tránh nó, không để cho nó xảy ra… Tóm lại, cũng như tất cả những người rất nhạy cảm, cháu tưởng tượng quá nhiều đấy. Phải cảnh giác với nó! Bà không có cái đó vì vậy, bà phải dùng đến những quân bài. Còn bây giờ cháu phải đi ngủ thôi. Đừng quên ngày mai là chủ nhật, chúng ta phải dậy sớm để đi nhà thờ.
Còn lại một mình, bà Vêra thấy thật sự lo ngại: phải chăng cô cháu gái của bà được thừa hưởng cái khả năng thấu thị mà người mẹ sinh ra bà đã có ngày xưa? Bà mẹ tuyệt vời người Slave ấy tên là Natacha cứ ỗi tối lại tới gần chiếc giường trẻ em trong căn nhà ấm cúng của gia đình ở Kiev để kể cho cô cháu nghe những câu chuyện lạ kỳ cốt để ru cho cháu ngủ. Bà Natacha có năng khiếu bẩm sinh về tài tiên tri mà cả vùng đều biết tiếng. Những người dân từ những nơi rất xa cũng tìm đến nhờ bà xem và rất kính trọng bà vì bà giúp đỡ mọi người không phải vì tiền bạc. Chính tấm lòng nhân ái đã chỉ đạo hành vi của bà. Bà đã tiên đoán được biết bao sự kiện. Và đặc biệt là tới một ngày, cũng chưa xa lắm, có những thay đổi nghiêm trọng xảy ra trên đất nước Đại – Nga: Những sự kiện mà nhiều người không ngờ nhưng đã ập tới… Và nếu cái năng khiếu bí ẩn đó được truyền cho Nadia sau khi đã bỏ qua hai thế hệ: bà và con gái bà, mẹ của Nadia đã chết lúc lâm bồn? Khả năng thấu thị rất có thể, trong một số gia đình, là một tính cách duy truyền lắm chứ! Nếu những gì mà Nadia vừa tâm sự với bà là sự thật – và thật ra cũng chẳng có ký do gì để nghi ngờ – thì cháu gái của bà, đúng vậy, cả con bé này đã sở hữu một năng khiếu mà không một phạm vi ảnh hưởng nào, không một sức mạnh nào của nhân loại có thể chống lại. Cần phải chấp nhận đồng thời phải hết sức tránh không cho con bé biết là nó có năng khiếu đó. Nó chưa biết tác hại rất lớn và nguy hiểm đến mức nào khi nhìn trước được tương lại. Muốn vậy thì chỉ có một cánh: cười cợt coi thường những ảo ảnh mà nó đã thấy. Nếu cần thì làm như chế nhạo nó. Chỉ có như thế mới làm cho nó đừng quá xúc động và cuối cùng là nó sẽ không chú ý tới, không cho là quan trọng nữa. Đó là lập luận sai lầm của người bà. Nhất là bà đã hiểu không đúng về Nadia.
Bà Vêra quyết định không bao giờ đem cỗ bài ra bói nữa mặc dù nó vẫn nằm lù lù trên chiếc bàn tròn. Những quân bài cũng chẳng mách bảo bà được đều gì nhưng nó lại tiếp tục khiêu gợi tính hiếu kỳ của cô bé khi nhìn thấy. Cần phải gạt bỏ ra ngoài cái tầm hiểu biết còn non trẻ của cô bé tất cả những gì thuộc về lĩnh vực thấu thị! Lập tức bà xếp những quân bài lại, giấu vào một trong những ngăn kéo bàn viết, dưới một chồng giấy tờ với ý định là sẽ không bao giờ lôi nó ra khỏi chỗ đó nữa. Các buổi tối, bà lại quay lại công việc cũ là tiếp tục dệt thảm.
Nadia vẫn lớn lên và có thể lấy ại được niềm hạnh phúc không có mây che nếu bà không đặt nàng, đã hai năm nay dưới sự dạy dỗ của một cô giáo già, cô giáo Bạch mà nàng không thấy mến yêu; nhưng bà Vêra chỉ còn có nàng trên cỏi đời này nên không nỡ đưa nàng đến một trường lưu trú, để phải xa cách cô cháu ngây thơ, lẽ sống duy nhất của bà.
Với vẻ bề ngoài nghiêm khắc cô giáo Bạch không phải là một phụ nữ xấu. Rất mau chóng, cô đã tỏ ra là một nhà giáo dục suất sắc. Nhờ có cô mà Nadia tiến bộ vững vàng. Ba năm trời đủ để biến cải một cô gái nhỏ: mười bốn tuổi thành một thiếu nữ mà tri thức về văn hoá và kể về nghệ thuật đã vượt xa các bạn cùng lứa tuổi. Thế nhưng ngoài bà Vêra và cô giáo Bạch ra thì nàng chỉ được tiếp xúc với rất ít người trong Cố trang.
Tình trạng nửa cô đơn đó cũng chẳng đè nặng lên nàng lắm. Bởi vì nàng đã biết cách loại trừ nó. Ngoài những giờ học kiến thức văn hóa xen với giờ học nhạc và học vẽ, Nadia rất thích chơi Pianô đặc biệt là chơi những tác phẩm của Chopin. Còn về hội họa, một trong những niềm vui của nàng là đi, cùng với giá vẽ và hộp màu, tới những vùng thôn giã bao quanh lâu đài để vẽ cảnh vật thiên nhiên. Trong tiếng hót líu lo của các loài chim, nàng vẽ một bức tranh phong cảnh và nàng gọi là bức tranh “ngẫu hứng”. Đặc biệt yêu thích cảnh quan vùng Sologne mà nàng cho là nó thuộc về mình, khi cầm lấy bút vẽ nàng cảm thấy một vái gì đó êm dịu nhẹ nhàng làm tâm trí nàng bay bổng. Nàng chỉ còn nghĩ đến tác phẩm bắt đầu sự sống với màu sắc trên khung vải. Lúc ấy nàng quên đi tất cả Cố trang, cô giáo Bạch và cả bà Vêra. Cứ như thế mà dần dần, con người thật, một tâm hồn hoang dại, mộng mơ phát triển và tự khẳng định. Khi tở về lâu đài, nàng lên thẳng buồn riêng, nhìn một lần cuối khung vải đã vẽ xong hoặc còn bỏ dở, cất nó vào tấm màng che hốc tường trong bóng tối cùng với những tấm đã vẽ trước. Và mỗi lần bà Vêra hỏi: