Lamborghini Huracán LP 610-4 t

Wap Tải Game Mobile Miễn Phí
Bây giờ: 17:46:48 - Hôm nay: 30/11/2024
home Home » Đọc Truyện » Truyện ma

Bàn Tay Định Mệnh - Trang 7.3

XUỐNG CUỐI TRANG


− Cả đều này em cũng biết khi đến thăm anh: nàng là một quả phụ trước khi gặp anh có phải không?
− Phải.
− Nhờ vào những quân bài?

Lại lần nữa, nàng nói dối:
− Vâng, nhờ vào những quân bài…
− Làm sao mà người ta thấy được nhiều thứ trong những quân bài thế nhỉ?
− Đó là nghề của em mà.
− Em cũng còn chưa biết tên của người đàn ông đó?
− Smitzberg… quốc tịch Đức, sinh tại Lripzig.
− Em thật đáng khâm phục, đúng vậy! Anh ta chết lúc bao nhiêu tuổi em biết không?
− Nhiều nhất là khoảng ba mươi…
− Có lẽ là em sắp nói vói anh là em quen biết biết hắn? Hắn ta làm gì nào?
− Nghề nghiệp của hắn ta cũng tương tự như nghề nghiệp của anh. Cũng như anh hắn là kỹ sư hoặc kỹ thuật viên trong ngành dầu khí.
− Đúng.
− Và anh biết hắn trong thời gian đó à?
Marc lưỡng lự một thoáng trước khi trả lời:
− Từ xa thôi… Nhưng chưa từng quan hệ thực sự với nhau cả.
− Anh đã thấy hắn đi cùng với vợ và sau đó người đàn bà này trở thành vợ anh phải không?
− Không. Anh gặp Celsa do tình cờ, trong một cuộc chiêu đãi ở Alger, lúc đó nàng đã goá chồng được một năm. Lập tức anh thấy thích nàng.
− Phải công nhận là cô ta rất đẹp… Tóm lại là một cú sét?
− Đại loại như thế…
− Hắn ta chết vào năm nào?
− Đến nay là được tám năm vì anh và Celsa cưới nhau đã được bảy năm.
− Cưới ngay sau lần gặp đầu tiên?
− Hai tháng sau đó. Hồi anh hoàn toàn như con ngựa lồng.
− Lễ cưới tổ chức ở Pari?
− Không, ở Alger.
− Hèn nào mà em chẳng được anh mời tới dự!
− Cả em và các bạn ở Pari. Mọi người chỉ biết sau này trên các tờ báo khi chúng mình trở lại Pari.
− Có, em có đọc. Cha mẹ anh cũng có mặt trong đám cưới đó chứ?
− Cũng không. Anh đã đặt các cụ trước một việc đã rồi và các cụ chỉ biết mặt con dâu ở Pari khi cô ấy đã là vợ anh. Vì anh sợ cha mẹ anh sẽ sững sốt khi thấy anh cưới một cô gái Algéroise.
− Thế nhưng trong cuộc hôn nhân lần thứ nhất cô ta đã nhập quốc tịch Đức rồi kia mà.
− Cô ấy giữ cả hai quốc tịch.
− Có thể là cha mẹ anh lo ngại vì anh kết hôn với một cô gái đạo Hồi.
− Gốc Tây Ban Nha, Celsa không theo một đạo nào.
− Các cụ nói gì khi anh giới thiệu vợ anh với họ.
− Chẳng có gì cả. Nhưng anh phải thứ thực là các cụ không được hài lòng lắm. Cũng vì thế mà cha me anh và anh rất ít khi gặp nhau.
− Em hiểu. Có lẽ vì thế mà các cụ bán trang trại ở Sologne đi, không muốn một ngày nào đó phải chứa một người đàn bà xa lạ.
− Có thể, nhưng bất cứ thế nào thì Celsa cũng không thích về nông thôn. Nàng chỉ muốn ở Pari. Pari thích hợp với nàng hơn…
− Có lẽ vì thế mà anh cưới cô ta nhanh như vậy? Lần đầu gặp nhau, làm sao mà nói được tất cả mọi chuyện… Điều duy nhất mà chắc là hôm đó anh đã hiểu rõ là cô ta thích tiền.
− Bao giờ nàng cũng thích tiền và nàng có lý. Anh cũng vậy, anh thích tiền… Thế còn em, em không thích ư?
− Ồ! Em thì…
− Em đã chẳng nói với anh là nghề của em hái ra tiền mà?
− Đúng vậy.
− Thế thì sao nào?
− Chẳng sao cả.
− Em có thể làm gì để giúp anh tìm ra lý do đích thực của những cuộc gặp gỡ của nàng với cái tên người Hà Lan đó?
− Anh có biết tên hắn không?
− Theo tin hãng điều tra thì hắn tên là Peter Van Klyten.
− Nếu hắn không là người Hà Lan mà là người Đức thì sao?
Marc chợt rùng mình:
− Cái gì đã giúp em có thông tin đó?
− Như thế này… Thí dụ đó là một người Đức phía đông cũng như chồng trước của cô ta, sinh ở Leipzig? Và, trong trường hợp này, tại sao hai người lại không biết nhau trước khi một trong hai người mất đi nhỉ? Đôi khi có những sự trùng hợp như vậy… Nếu thế thì những gặp gỡ đó có thể giải thích được: vợ anh gặp một người bạn cũ và cũng có thể đơn giản đó chỉ là một sự quan hệ về công việc của người chồng cũ… Trong suốt thời gian bảy năm chung sống, có khi nào Celsa nói với anh cái tên Van Klyten đó không?
− Chưa bao giờ! Mà nàng làm thế để làm gì nhỉ?
− Nào ai mà biết được… Có thể đơn thuần chỉ vì khinh suất dại dột.
− Celsa chẳng bao giờ khinh suất liều lĩnh cả! Nàng biết rất rõ đều nàng nói và anh còn có thể nói là nàng cân nhắc từng lời.
− Về điểm này anh có lý: em cũng đã nhận thấy trong ba lần cô ta đến nhờ em đoán quẻ… Dù sao cũng cứ lục đục trong trí nhớ: Van Klyten hoặc cái tên Peter.
− Anh chưa bao giờ nghe nói đến cái tên và họ đó trước khi đọc được trong biên bản của hãng lượm tin… Vả lại Celsa không nói tới bất cứ người bạn nào của chồng cô ta cả, nhưng vào những tuần trước ngày hôn lễ, anh có gặp Alger một hoặc hai người quen biết Smitzberg.
− “Một hoặc hai người” đó thuộc loại đó như thế nào?
− Chẳng có gì đặc biệt… Một người làm gác cửa khách sạn và một người là đầu bếp cũng ở nơi mà anh lưu lại ít ngày cùng với Celsa trước khi chuyển tới một căn hộ với nàng.
− Căn hộ nàng giữ lại sau khi chồng chết?
− Đúng. Căn hộ này do chồng nàng thuê. Khi chúng mình quen biết nhau thì căn hộ đó bỏ không và chúng mình sống ở khách sạn cho đến ngày là lễ cưới. Và hôm sau là đi Pari luôn. Anh có thể bảo đảm với em là sau đó thì Celsa không bao giờ trở lại Algérie nữa.
− Anh thì có: ít nhất là hai lần trong một năm để giải quyết công việc. Cũng có lần anh rủ Celsa cùng đi với anh với thiện chí là sẽ là làm cho nàng vui thích khi được trở lại quê hương, nhưng nàng luôn từ chối.
− Anh thấy thế là kỳ cục ư?
− Trái lại anh cho là rất bình thường. Bởi vì Celsa không có một tuổi thơ hạnh phúc nơi quê hương.
− Vậy thì tại sao trong suốt thời gian chung sống với Smitzberg, cô ta không hề có ý muốn chuyển đi nơi khác?
− Anh ta lúc nào cũng muốn mang nàng về Đức còn nàng thì không nghe.
− Cô ta cũng không tò mò muốn biết, dù chỉ một lần, gia đìng người chồng trước ư?
− Nàng nói là anh ta không còn gia đình. Tất cả mọi người, trừ anh ta được giấu kín trong một trang trại ở ngoại ô Leipzig, đã bị tàn sát trong đợt quân đội Nga kéo tới, hồi cuối cuộc chiến.
− Và còn gia đình nhà vợ, anh có tới thăm trong thời gian trước và sau đám cưới chứ?
− Nàng cũng vậy, chẳng còn ai cả.
− Do chiến tranh Algérie?
− Cũng không phải vậy. Ngay cả bố mẹ, nàng cũng không biết là ai.
− Phải nói là may mắn lớn nhất là cô ta rất xinh đẹp. Chả thế mà lấy chồng được hai lần liền!
− Đừng tỏ ra khả ố, Nadia! Cái đó không hợp với em đâu.
− Điều thú vị là làm sao để biết được cô ta đã làm quen với cái tay Van Klyten này như thế nào. Nếu khám phá ra điều đó có nghĩ là chúng ta đã đi được một bước dài… Hãy cho em hai mươi bốn tiếng. Tối nay, trong cảnh tĩnh mịch của đêm khuya, em sẽ…
− Còn cái gì sẽ cho em biết thêm về những điều em vừa thấy?
− Chẳng bao giờ biết trước được. Mười giờ sáng ngày kia em sẽ gọi cho anh. Hi vọng là em sẽ có thể cho anh biết cke61t quả công việc em làm… Anh phải nhớ là không được nói chút gì về em với vợ anh. Căn cứ vào những đoán định của em về tình cảm cô ta đối với anh, rất có thể cô ta sẽ giết em!
Khách xem của buổi chiều chẳng cho nàng một chút hứng thú nào cũng như các vị của những hôm trước đó. Nang tiếp họ chỉ vì thói quen trong lúc đang bị cuộc trao đổi với Marc vừa rồi ám ảnh như thu hết hồn vía. Trong bữa ăn tối bà Vêra hỏi nàng:
− Bà không thể nói gì với cháu từ lúc Marc đến. Anh ta muốn gì vậy?
− Muốn sự giúp đỡ của cháu.
− Anh ta ấy à, một con người có vẻ rất tự tin ở bản thân mình?
− Cháu có cảm tưởng là anh ấy bắt đầu tin vào khả năng tiên tri của cháu.
− Thế đấy! Cũng chẳng sáng sủa gì lắm đâu! Anh ta có những mối ưu tư phiền bực ư? Có thể là do ở người vợ chăng?
− Trong cuộc sống lứa đôi trong bảy năm trời, có ai mà tránh được?
− Và nếu anh ta không yêu chị ta nữa?
− Xin bà đừng nhầm: anh ấy tôn sùng vợ. Chắc bà không giận cháu nếu tối nay cháu không cùng bà coi tivi, xem nốt cuốn phim rất hấp dẫn đó? Bà sẽ kể lại cho cháu nghe vào ngày mai. Tối nay nhất thiết cháu phải tiếp tục làm việc trong phòng cháu.
− Một mình, không có người khách nào ư? Cháu chả làm thế bao giờ cả!
− Bà đã quên là suốt ngày nọ sang ngày kia cháu chỉ có một mình trên tầng gác mái ở Cố trang rồi ư? Đêm nay, có thể cháu sẽ làm việc lâu đấy. Bà cũng đừng lo lắng gì cả nếu cháu đi ngủ muộn. Thôi, cháu chào bà, bà thân yêu.
Hai giờ sau khi bà Vêra đi về phòng của mình, bà thấy ánh sáng lọt qua khe cửa văn phòng: Nadia vẫn còn đang ở đấy. Nàng có thể làm gì trong đó? Bói bài đến lần thứ một trăm để biết xem Marc cuối cùng có trở lại với mình không chăng? Thêm một lần nữa bà lại sa vào nhầm lẫn…
Sau một đêm làm việc căn thẳng. Nadia kiệt sức cũng giống như buổi tối ở Cố trang ngày xưa nàng đã làm sống lại trong ký ức trong suốt cả thời quá khứ. Trí óc cũng rỗng không như thế nàng uể oải đi về phòng mình sau khi đã ghim vào cánh cửa phòng bà ngoại vuông giấy nhỏ có hàng chữ nàng vừa ghi: “Ngày mai cháu sẽ không xem cho bất cứ ai. Bà hẹn khách hộ cháu vào những ngày khác. Cháu cần phải nghỉ ngơi một chút. Xin bà không vì bất cứ lý do gì mà gọi cháu. Cháu sẽ có mặt vào bửa ăn tối”.
Bà Vêra tôn trọng những lời Nadia căn dặn nhưng khi gặp lại cô cháu gái, bà không ngăn được, thốt lên:
− Cháu đã làm việc quá khuya, cho nên mới mệt tới như vậy. Cháu thật không biết đều, cháu yêu quý ạ! Nghề của cháu thật vất vả: cháu phải giữ sức mới được, nếu không ốm to đấy!
− Giữa sức trong khi phải cứu cho được tính mạng Marc ư? Cháu đã không nhầm, ròng rã suốt bao năm cháu luôn nghĩ: anh ấy cần đến cháu.
− Lại do người vợ anh ta?
− Thực ra cháu cũng không biết nữa… Một số nhân tố mới xuất hiện trong cuộc đời của anh ấy làm cho cháu ngỡ ngàng và như muốn phát điên lên vì lo sợ nữa… Sau bửa ăn tối, cháu lại phải đi ngủ ngay mới được.
− Sau một giấc ngủ ngon, có thể cháu sẽ minh mẫn hơn.
− Cháu cũng không biết nữa và có lúc cháu đã hồi hộp tự hỏi chẳng biết rồi cháu có cứu được anh ấy không?
− Anh ta đang gặp nguy hiểm?
− Một hiểm họa to lớn mà vợ anh ấy cũng không lường tình thế cấp bách như thế nào… Chính đó mới là điều quan trọng. Trái ngược với đều mà cháu đinh ninh từ trước đến nay, có thể vợ anh ấy yêu anh ấy thực nhưng chưa đủ để có thể quên mình vì anh ấy. Cô ta rất ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mình thôi. Người ta chỉ có thể thực sự giúp chồng khi yêu chồng tha thiết, yêu đếm mức có thể sẵn sàng hi sinh tất cả nếu cần.
− Như cháu yêu anh ta?
Không có lời đáp.
− Ngày mai cháu tiếp tục công việc chứ?
− Phải thế thôi bà ạ, nhưng mà cháu chán ngấy cái nghề này rồi! Thôi chào bà, cháu đi ngủ đây.
Lờ thú nhận của nàng với bà ngoại là chân thực: ảo ảnh của cuộc gặp gỡ lần đầu giữa Van Klyten và Celsa đã làm đảo lộn nhiều sự việc trong ý nghĩ mà nàng đã dự định sẽ cố gắng để tìm ra sự thật. Sau khi nghe cô ta tự bộc bạch trước cái tên Hà Lan đó, nàng tự hỏi có phải người đàn bà A


» Trang 7.3: << 1 2 [3]

LÊN ĐẦU TRANG

Xem thêm: Truyện ma
<< 1 ... 5 6 7 8 9 >>
Trang 1-9:
Hỗ Trợ:
+ Email: Quyenkk.hotro@gmail.com
Online: quyenkk
TextLink: Tải game miễn phí | Tải game android