Chúng tôi cuống quýt đưa anh ta vào viện, khâu cho 20 mũi, trở về nhà không ái nói với ai câu nào và cũng chẳng ai dám động đến cái giá sách đó nữa.
Khương Phượng vẫn chưa tâm phục khẩu phục “Đã thế mang nó đốt quách đi cho xong!”
Vương Nhuệ lắc nguầy nguậy “Thôi đi, nếu đốt không cẩn thận rồi cháy cả nhà ý chứ”. Cái giá sách này thực sự như ma ý.
“Chúng ta tìm người hỏi thăm xem sao?”
Tôi tham gia “Có thể hàng xóng xung quanh có thể nói cho chúng ta biết điều gì đó về ông già ở ngôi nhà này!”
Chúng tôi gõ cửa vài nhà hàng xóm nhưng cứ hễ nghe nhà 402 và ông già chủ nhà là họ đều có biểu hiện không thiện cảm, chẳng nói gì thêm nữa. Có một bà lão khi đóng sầm cửa lại còn chửi thề “Loại vô phúc!”
Chúng tôi rất thất vọng. Xem ra ông con trai không dám ở cùng bố cũng chẳng cung cấp cho chúng tôi được thông tin gì hơn. Chúng tôi vừa ký một hợp đồng mới vẽ một bộ tranh thiên văn học. Khối lượng công việc rất đồ sộ, chúng tôi ra sức làm việc, cũng chẳng ai có thời gian tìm hiểu thêm vể cái giá sách và ông lão nữa. Mỗi ngày mở cánh cửa tủ ra đều rất lo lắng, không còn thoải mái như trước nữa. Chỉ sợ trong đó lại xuất hiện một con chó hay xác con vật nào khác. Nhưng một tuần qua đi mà không có chuyện kinh hoàng nào diễn ra. Có điều làm chúng tôi ngạc nhiên vô cùng đó là chỉ trong một đêm cái mùi thối rữa của xác thịt hoàn toàn biến mất. Điều thần kì gì đây? Mỗi đêm trước lúc đi ngủ tôi đều hết sức lo lắng sợ những cơn mơ. Cả đêm không ngủ được, mệt mỏi, tinh thần sa sút. Nằm thừ ra trên giường, đầu bắt đầu nghĩ lung tung, rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra với cái giá sách? Nó định làm gì? Tuy là một câu hỏi ngớ ngẩn nhưng tôi vẫn chưa hiểu rõ sự xuất hiện của mọi thứ trong tủ sách. Có thể nói nó chẳng có quy định, chẳng có múc đích gì cả. Nó cũng giống như một người mù. Trong đống đồ nó tùy ý lấy đi bất kì thứ đồ nào nó cũng chẳng quan tâm xem là mình đã lấy cái gì. Cũng có lẽ là cố ý. Tôi nghĩ đồng hồ, tất, nước hoa, điện thoại, bao gồm cả con chó đối với cái giá sách có ích gì đó chăng? Không hề, dù chỉ là một phần nhỏ tác dụng cũng không có. Nhưng đối với chủ nhân của các món đồ ấy thì thiếu chúng làm họ gặp nhiều khó khăn, thậm chí đau khổ… tội nghiệp Mướp Mướp.
Nhưng cái giá sách thì biết gì đến những bất hạnh của lũ chúng tôi. Nó còn có vẻ thích thú ý chứ - nuốt chửng đồ đạc rồi lại bị moi ra hết, bị móc ra nó lại nhồi nhét cái khác vào không thương tiếc. Một cái giá sách bi hài hỗn tạp! Cái sự trớ trêu làm tôi không kìm nổi muốn cười lớn tiếng mà không thành. Mà cũng rất có thể cái giá sách này chỉ thích “chiếm hữu” vậy thôi. Vì không cần biết đó là món đồ gì nó đều nhét hết vào cái bụng rỗng tuếch của nó mới yên ổn thì phải. Điều đó giải thích vì sao mà những món đồ trong tủ sách lại tạp phí lù – thật sự nó cũng không cần quan tâm xem đó là món đồ gì. Tôi nhớ lại lời của Liễu Tùng Nguyên đã nói về một con quái vật kì dị, bắt gặp cái gì cũng đeo lên trên vai. Không cần biết dù đó là củi gỗ, sỏi đá hay là đồ đạc của người khác. Mỗi món đồ thêm vào như thêm một gánh nặng. Cái giá sách này cũng không đến nỗi tham lam thế chứ? Làm thế nào mới xoa dịu được nó đây. Tôi chợt nghĩ hay kệ xác cái giá sách, không quan tâm đến đồ đạc trong ngăn tủ nữa rồi một ngày cái giá sách sẽ vỡ tung ra vì quá đầy? Nếu như vậy thì có thể vứt giá sách đi được rồi. Nhưng cũng không biết đến bao giờ mới đầy đến độ đó. Nhất là nhiều khi đồ đạc bị mất cũng rất cần tìm lại để dùng. Cái giá sách sẽ có cơ hội mà cười nhạo chúng ta. Vậy ông già ấy cam chịu vậy sao. Không chắc, hay chính ông ta làm ra cái tủ này. Nếu không phải ông ta đã qua đời chắc tôi phải hỏi cho ra vấn đề. Chiều ngày hôm đó, vật lộn đã nhiều ngày chúng tôi cũng giao đợt dầu của đơn đặt hàng, phản ứng của khách hàng rất lấy làm vừa lòng, chỉ có một vài trang cần thay đổi nho nhỏ. Bên ngoài thời tiết cũng rất đẹp, tâm trạng chúng tôi đều rất vui, cả hội kéo nhau xuống khuôn viên ngồi hít thở không khí. Đúng vào ngày cuối tuần cả khuôn viên đầy người là người. Trẻ con trượt patanh thi nhau vui cười, niềm vui của chúng lây sang cả hội tôi. Cuộc sống như đẹp hơn. Chuyện cái giá sách đã làm chúng tôi mệt mỏi nhiều. Nên bây giờ tranh thủ hượng thụ sự thư thái dưới ánh nắng đẹp trời này. Nhưng chẳng được lâu, chủ đề nói chuyện lại là cái giá sách.
“Chúng ta để tình trạng này kéo dài mãi sao?” Vương Nhuệ than thở “Chết một con chó cũng là một chuyện, nhưng tôi sợ rằng vạn nhất có một ngày trong đó xuất hiện một…”
Chẳng cần nói hết câu mà mọi người đều như đã hiểu ý. Khương Phượng nhìn xuống vết thương của mình, không nói gì mà ánh mắt thì đầy thù hận, ngẩng đầu nhìn khắp bốn phương. Cái nhìn vô hồn.
“Cậu sao thế?”
Trần Hồ Huy thấy nét mặt Khương Phượng có vẻ không bình thường, dõi theo cái nhìn của anh ta bắt gặp dáng vẻ gầy gò của một người đàn ông trung niên.
Khương Phượng “Lúc chúng ta mới dọn đến chính người đàn ông kia đã chủ động chào hỏi tôi và có cảnh báo trước về ngôi nhà này. Có thể ông ta sẽ cho chúng ta biết cái gì đó chãng?”. Người đàn ông gầy gò rất thiện chí, vừa hỏi ông ta đã không ngớt lời kể lể. Ông già trước sống ở đây rất cô độc tuy rằng đã sống ở đây rất nhiều năm nhưng không hề đi lại với hàng xóm xung quanh. Cứ cách vài ngày mới ra ngoài mua đồ một lần. Bình thường mặt ông ta hết sức nghiêm nghị, lạnh lùng, nên cũng chẳng ai lại gần ông ta cả. Sau này mới thấy ông ta cũng không như mọi người vẫn nghĩ – thích nhốt mình trong nhà cả ngày. Một lần có một người có việc nên về muộn, tình cờ bắt gặp ông lão soi đèn pin bới thùng rác. Hàng xóm tưởng ông ta đo không cẩn thận vứt nhầm đồ vào thùng rác định đến giúp ông ta tìm thì thấy điệu bộ cuống quýt vội vàng bỏ đi lên lầu. Người hàng xóm nhìn vào đống rác bị vứt lại thấy toàn chai lọ linh tinh. Xâu chuỗi những sự việc diễn ra mọi người đoán rằng ông lão đi nhặt rác không phải vì thiếu tiền mà vì sở thích sưu tập đồ cũ. Vốn dĩ là người ai chẳng có lúc có hành động không bình thường, miễn sao đừng ảnh hưởng đến người xung quanh là được. Nhưng càng ngày ông lão càng quá đáng, ông bắt đầu lấy đồ của người khác. Mọi người sau lưng đều nói ông ta bị thần kinh. Không bao giờ lấy tiền, mà cứ hễ nhà nào để châu hoa không, lồng chim không là ông lão lấy ngay. Ban công tầng một có giá phơi quần áo nếu lấy được chắc ông cũng không tha. Cũng biết là những thứ đó không đáng tiền nhưng hành động như vậy làm mọi người tức giận. Tìm đến cảnh sát thì việc bé xé ra to cũng không hợp lý nên mọi người càng rất bực mình. Rồi một ngày, trong lúc ông ta lấy cái bồn nhựa bị chủ nhà phát hiện – chủ nhà là một người phụ nữ trung niên mồm năm miệng mười. Bà ta không nói được câu đạo lý nào hết mà mắng ông ta như thể một kẻ đầu trâu mặt ngựa. Làm ông lão ngượng chín cả người, đuối lý ông quá xấu hổ tính nhảy lầu. Người phụ nữ kịp đuổi theo đứng chặn ngay trước cửa la lối om sòm, tất cả mọi người bu đến nghe ngóng. Sự việc kết thúc, ông lão thấy mất mặt, một thời gian dai không xuất hiện nữa. Mãi đến cuối tháng vừa rồi, cụm dân cư đi thu tiền điện nước đã mấy lần đến mà không có ai ở nhà mới biết ông lão bỏ nhà đi.
Chúng tôi nhẫn nại ngồi nghe người đàn ông gầy gò này thao thao bất tuyệt, nghe đến đoạn những thói quen lập dị của ông lão chúng tôi đều rất hồi hộp.
Khương Phượng không kìm nổi đã ngắt lời hỏi dồn “Chú đã từng nói với cháu để phòng gặp chuyện ác quái là sao?”
Người đàn ông gầy gò “Thì chú đang định kể đây, bắt đầu từ ngày ông lão quay trở về. Vài ngày sau ông ta quay trở về với một cái giá sách trên một chiếc xe chở hàng, người lái xe tay nghề kém đã đâm vào một chiếc xe đạp. Rất nhiều người cùng chứng kiến trận phân bua phải trái. Giải quyết xong vụ đụng xe, ông lão cho công nhân bê một cái giá sách cũ rích lên nhà. Mọi người đều nghĩ ông già lại lôi từ đâu về thứ rác rưởi ấy. Nhưng ông lão lại nâng niu nó vô cùng, không ngớt lời kêu công nhân bê cẩn thận lên tầng bốn.
“Cẩn thận vào! Xước cái tủ này chúng mày đền không nổi đâu!”
Ông lão lên giọng. Cũng từ hôm đó, cuộc sống của ông ta cũng thay đổi, không ai thấy ông ta bới rác hay lấy trộm đồ nữa. Tuy là sống khép kín nhưng thi thoảng ra khỏi nhà ai bắt gặp ông ta đều thấy sắc mặt ông ta rất tốt, rất tươi tắn, không còn hiện vẻ ủ rũ tẹo nào”. Nói đến đây người đàn ông hạ thấp giọng, nét mặt ông hiện lên vẻ sợ hãi.
“Chú nghĩ ông ta kiếm cái giá sách ma quái về để giúp ông ta ăn cắp”.
Năm chúng tôi sửng sốt nhìn nhau.
Hoắc Hà lắp bắp “Sao chú đoán vậy?”
Người đàn ông nói “Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời. Ông già ấy quen trộm trộm cắp cắp thế đâu dễ gì buông tay gác kiếm. Nhất là mọi người đều nhận thấy, từ khi có cái giá sách tinh thần ông ta rất tốt, vì đạt được mục đích nên mới vậy chứ”.
Chúng tôi chỉ còn biết nhìn nhau.
Người đàn ông đó nói tiếp “Sau đó nhà chú và hàng xóm xung quanh vẫn mất đồ, đều là ba cái đồ liên quan đến chim, chó v.v… không đáng tiến. Rất hợp với sở thích của ông ta còn gì?”
Giọng ông ta lí nhí kể “Hai tháng sau tôi nghe thấy ông lão khóc lóc!”
Đêm đó cái điều hòa nhà chú bị hỏng. Trời nóng quá không ngủ nổi, ra ban công hóng gió. Chú nghe thấy có tiếng khóc rất rõ từ phía nhà 402 vọng lại. Trong đêm yên tĩnh tiếng khóc đó nghe rõ mồn một.
Ông lão đã khóc “Hết rồi… tao bị mày hại chết rồi.” Kêu lên như vậy hai lần rồi im bặt. Sáng ngày hôm sua chú bắt đầu lưu tâm đến ông ta hơn. Mới chỉ qua một đêm mà ông ta già đi cả chục tuổi, sắc mặt sa sút thảm hại, cứ gặp người là quay đi. Qua vài ngày thấy đám tóc bạc của ông rụng gần một nửa. Một đêm khác chú lại nghe thấy ông ta kêu khóc cũng chẳng đâu vào đâu.
“Thật đáng tiếc… thật đáng tiếc…”
Khương Phượng chau mày hỏi “Câu đó có nghĩa gì?”
Người đàn ông đắc ý “Chú không dám chắc nhưng có lẽ cái giá sách có vấn để làm ông ta sợ hãi, sợ bị giết hại. Nhưng định ra tay páh hỏng cái tủ thì lại tiếc”.
Sau đó một tháng ông già ấy chết. Lúc ông ta ra ngoài mua đồ lúc quay về từ xa đã nghe tiếng xe cứu hỏa rú inh ỏi. Mặt ông ta tái mét, vứt hết đồ đạc trên tay chạy ngay về hướng nhà mình. Ông lão 60 tuổi này chạy một mạch 500m đến chân cầu thang, thấy ở đây đông nghịt người. Cứu hỏa đang ra sức phụt nước dập lửa, khỏi bay lên nghi ngút. Ông lão quá sốc và tuyệt vọng đã lên cơn nhồi máu cơ tim ngất lịm đi. Một giờ sau ông ta chết trong bệnh viện. Nghe đâu câu cuối cùng ông ý nói là.
“Cái… của tôi! Cháy rồi! Hết rồi!”
Cụ thể là cái gì của tôi thì chẳng ai nghe rõ cả. Trên thục tế, phát hỏa ngày hôm đó là nhà 503, trên nhà ông lão một nhà, khói nhiều như vậy nhưng ngọn lửa cũng không lớn. Nhà của ông lão không hề gì cả.
Người đàn ông quay hỏi chúng tôi “Từ ngày dọn nhà đến ở đã thấy cái giá sách giở trò ma quái nào chưa?”
Khương Phượng chưa kịp mở lời tôi đã nói “Chúng tôi dọn đến thấy nó vướng víu đã nhờ chủ nhà mang đi rồi.”
Người đàn ông gầy gò không biết đang vui hay tuyệt vọng “Vậy thì tốt, vậy sẽ không lo chuyện gì xảy ra nữa”.
“Hết tất rồi… Tao bị mày hại chết rồi…”
Tôi hoa mày chóng mặt, trong đầu chỉ vang lên câu nói đó. Còn chúng tôi? Chúng tôi cũng sẽ b