XtGem Forum catalog

Wap Tải Game Mobile Miễn Phí
Bây giờ: 16:21:38 - Hôm nay: 01/10/2024
home Home » Đọc Truyện » Nghệ thuật sống

99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 3.2

XUỐNG CUỐI TRANG


Ông Phạm Văn Lan đã dùng câu: “Ghế gỗ ngồi tựa mười năm lạnh, Văn chương không viết một câu tồi” làm cách ngôn trị học của ông. Trước tác “Trung Quốc thông sử” đồ sộ, rực sáng của ông, việc tạo dựng trên hàng loạt tính quyền uy trong lĩnh vực lịch sử Trung Quốc của ông, chính là sự kết tinh của tinh thần ghế gỗ giá lạnh này. Bạn có thể ngồi trên chiếc ghế gỗ lạnh giá trong mười năm như ông được không?
Trong lịch sử loài người, mỗi một kiệt tác văn hóa bất hủ đều là do các bậc có danh tiếng đã từng dốc hết tâm trí hàng chục năm, hàng mấy chục năm miệt mài xây dựng nên.
“Xã hội cổ đại”, Morgan trải qua 40 năm nghiên cứu viết nên.
“Nguồn gốc các loài”, Darwin qua 22 năm viết nên.
“Tư bản luận”, Marx trải qua 40 năm viết thành.
“Côn trùng học”, Fabun phải mất 30 năm để viết.
“Bản thảo cương mục”, Lý Thời Trân phải mất 30 năm để hoàn thành.
“Hồng Lâu Mộng”, Tào Tuyết Cần phải đọc đi đọc lại mười năm, cắt giảm bổ sung 5 lần.
...........

Bạn có thể không dám tham vọng tạo dựng nên những kiệt tác hùng vĩ đồ sộ như thế, nhưng bất kể bạn có lý tưởng cao xa, ý chí mạnh mẽ đến đâu, mong muốn đạt được thành tựu trong sự nghiệp nào đó, bạn đều không thể có tâm tính xốc nổi, không thể do dự lưỡng lự, phải bình tĩnh và ngồi xuống có thể nán chịu vắng vẻ.
Nếu bạn ý chí không đặt ở học vấn văn hóa, mà lại đặt ở thực nghiệp, ở chỗ lập nên một xí nghiệp có tiếng tăm, dấn thân vào hàng ngũ những người tài cán giỏi giang, dấn thân vào hàng ngũ những cự phú, bạn cũng không thể nôn nóng, càng không thể “đứng núi này trông núi nọ”. Bạn vừa phải sôi nổi bước vào xã hội, phát hiện thời cơ, phát hiện điểm đột phá của thành công, lại phải có đầu óc bình tĩnh, có tinh thần chịu khó chịu khổ bằng lòng đứng sau hàng vạn người, dốc lòng với chí hướng của mình, theo đuổi đến cùng mới có khả năng thành công.
Một trong sáu cự phú của Đài Loan, ông Từ Hữu Tường lấy 4 chữ “Thành, Cần, Phác, Thận” viết thành cách ngôn đặt bên mình.
Thành, chính là “thẳng thắn nhiệt tình, kiên định lòng tin, phát huy tinh thần đoàn kết hợp tác”.
Cần, chính là “thức khuya dậy sớm, vắt óc nặn trán tiến hành công việc có kế hoạch, có hiệu suất”.
Phác, chính là “giản dị chất phác, bình yên ổn thỏa, chấp hành nhiệm vụ một cách thực sự cầu thị”.
Thận, chính là “cẩn thận chính xác, tỉ mỉ cặn kẽ, chú ý sự an toàn của nhân viên và vật chất”.
Ông ta một đời không hút thuốc lá, không uống rượu, không đánh bài, đem toàn bộ tinh lực vào sự nghiệp cho nên đã giành được thành công
to lớn.
Vua “dương sâm hoàn” nổi tiếng thế giới Trang Vĩnh Cánh (ZHANG YONG JING), trước khi sáng nghiệp đã từng trồng rau ở ngoại ô Hồng Kông, làm công nhân vận chuyển ở xưởng dệt lụa, đào đất, khuân vác xi măng, buộc cốt thép trên công trường xây dựng... làm đủ mọi việc nặng nề, việc bẩn. Về sau có người giới thiệu đến làm thuê cho một cửa hàng dược. Chính khi làm những công việc bị người ta thường cho là ti tiện này thì ông lại vui vẻ hồ hởi, chuyên tâm dốc chí, làm việc gì giỏi việc đó, về sau cuối cùng đem toàn tâm trí và sức lực vào việc buôn bán ở cửa hàng thuốc, làm quen với khách hàng bốn phương tìm hiểu các loại giá cả thị trường, đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú, cuối cùng lấy thuốc làm cơ hội bước vào hàng ngũ những người mạnh ở Hồng Kông, trở thành tỷ phú.

Các ví dụ minh chứng không sao kể hết. Tóm lại là tất cả mọi thành công về học vấn và thực nghiệp đều thuộc về những ai tâm tính một lòng, chăm chỉ cố gắng, tinh thông. Còn tất cả những ai tâm tính xốc nổi nóng vội thì không bao giờ có thể có triển vọng được.
Nếu như con hoẵng chạy như bay, ngựa cũng đuổi không kịp, thì nó sở dĩ thường bị bắt chỉ vì nó lúc nào cũng bận lòng quay đầu lại nhìn quanh. Hai mùa hạ và đông không thể đồng thời hình thành, cỏ dại và cây trồng không thể cùng lớn lên rừng cây hoa trái xum xuê phải lớn lên từ mầm non, người tâm tính nôn nóng tư tưởng không nhất quán khó mà thành công sự nghiệp, đây đều là quy luật của tự nhiên.
Bạn hiểu được lý lẽ dốc lòng theo đuổi chí hướng của mình, biết được hai sự vật mâu thuẫn đối lập nhau không thể đồng thời phát triển lớn mạnh, cho nên khi hoạch định sự nghiệp phải chọn lựa một cách quả quyết, một khi nhận đúng con đường thích hợp, bạn sẽ một lòng một dạ theo, không nên quay đầu trở lại. Khổng Khưu, Mặc Trác và Ninh Việt đều là bậc sĩ phu áo vải, họ đã nhận định đạo thuật của các bậc Tiên vương cao hơn tất cả, cho nên ngày đêm học tập nghiên cứu, cần mẫn không mệt mỏi. Nghe nói Khổng Khưu và Mặc Trác ban ngày đọc kinh điển chăm chú nghiền ngẫm, tâm thần tập trung đến nỗi ban đêm nằm mơ thấy gặp Văn vương, Chu Công xin các ngài chỉ bảo. Dốc lòng theo đuổi chí của mình đến mức độ tình sâu như thế thì còn việc gì không thành? Ninh Việt ngày đêm rèn luyện học nghiệp, nhẫn chịu vắng vẻ, từng chịu đựng 15 cái rét mà không một chút bận tâm, kết quả học nghiệp đại thành, Chu Uy Vương, vua nhà Tây Chu đều phải mời ông làm thầy.
Tinh thông mà thành thạo sẽ có quỷ thần chỉ bảo. Thật ra không phải có quỷ thần chỉ bảo mà chính là dốc lòng dốc chí, toàn tâm toàn ý tập luyện đạt đến mức tuyệt vời.
Nhưng mong bạn nhanh chóng khắc phục xốc nổi, dốc lòng vào sự nghiệp bạn đã chọn đúng, sau một thời gian bạn sẽ cảm thấy kỳ diệu đến khó tả, bạn sẽ giành được thành công to lớn.

6- Khoảnh khắc chọn định khoa, ngành học


* Đi theo hứng thú của mình - phục tùng theo sở thích và kh năng.
* Trên đường đời có nhiều việc đành phải chịu, có rất nhiều lúng túng khó xử làm cho người ta dở khóc dở cười.

Việc chọn khoa, ngành học gần như là chọn định nghề nghiệp. Hiện nay, nói chung ở phổ thông trung học đã bắt đầu phân ban để luyện, chuẩn bị cho sau khi tốt nghiệp phổ thông thi vào Đại học.
Bạn định chọn học khoa nào? Lấy căn cứ nào để chọn? Học sinh ngày nay, đa số không tránh khỏi có tầm nhìn ngắn, nhìn tiền đồ và tương lai của mình còn thiển cận, có khuynh hướng theo chủ nghĩa vụ lợi nghiêm trọng. Anh ta chỉ nhìn thấy xã hội theo mốt nghề gì, nghề nghiệp gì dễ kiếm tiền, nghề gì dễ tìm được công việc, thì anh ta liền chọn những khoa ngành học liên quan với nghề đó, nếu như mốt là ngoại thương thì anh ta chọn ngành ngoại thương, nếu mốt là quan hệ giao tiếp công cộng, thì anh ta chọn ngành quan hệ công cộng... trái lại không hề xem xét đến tính tình và hứng thú, ưu thế và năng lực của mình. Việc này rất không có lợi đối với tiền đồ và tương lai của anh ta, việc này rõ ràng là tự vứt bỏ ý nghĩa và giá trị đời người của anh ta.

Sartre đã từng nói: “ý nghĩa của cuộc sống phải do bạn ban tặng. Giá trị đời người không phải là cái gì khác, mà là cái ý nghĩa bạn đã chọn”.
Tôi nghĩ rằng bạn không nên chỉ nhìn trước mắt khi chọn ngành học và nghề nghiệp tương lai của bạn. Có lẽ bạn hãy còn quá trẻ chưa có khả năng quyết định tiền đồ của mình, có lẽ bạn chưa có ham thích đặc biệt gì và ưu thế đột xuất, khi chọn ngành học không biết nên theo ngành gì, không biết chọn ngành nghề gì. Như thế thì bạn phải trao đổi ý kiến của mình nhiều với thầy giáo, bạn học, cha mẹ, và những người bậc trên, bạn kể lại với họ một cách chuẩn xác và thành thật ý của mình, để họ giúp bạn một vài chủ ý. Nhưng, bạn cần nhớ rằng tất cả mọi chủ ý của người khác đều chỉ có thể cung cấp cho bạn tham khảo. Chọn lựa cuối cùng cần phải do chính bạn đưa ra. Bạn chỉ cần dựa vào thực tế khách quan của mình, tổng hợp ý kiến của mọi người, thận trọng mà quyết đoán đưa ra sự chọn lựa hợp lý.
Nếu bạn có năng lực tự chủ mạnh mẽ, yêu thích và hứng thú nổi bật, tự tin ở một vài ngành học nào đó có ưu thế rõ ràng, thì khi chọn ngành học, sách lược đúng đắn nhất sẽ là: đi theo hứng thú của mình, thích ngành nghề gì thì chọn ngành nghề ấy, mặt nào có ưu thế thì chọn mặt đó. Tất cả mọi người như cha mẹ, bạn bè thân thích v.v... muốn bạn thi ngoại ngữ, thi sinh vật, thi ngành kinh tế, không muốn bạn thi lịch sử, thi văn học, thi triết học bạn đều không cần quan tâm đến lời của họ nữa, chỉ cần nghe theo mình là được. Bạn phải cố bác dư luận, ta làm theo ta.

Hồ Thích sau khi thi đi lưu học theo kinh phí quốc gia, anh trai của ông khi tiễn ông đi nước ngoài nói: nhà ta từ lâu đã bị phá sản sa sút, em ra nước ngoài phải học những ngành học hữu dụng, để sau giúp phục hưng gia nghiệp, chấn chỉnh lại gia thế. Em đi học khai khoáng hoặc học xây dựng đường sắt nhé! Những ngành học này tương đối dễ kiếm công ăn việc làm, xin đừng nên học những thứ không có cơm ăn đại loại như văn học, triết học vô dụng. Lúc đó Hồ Thích trả lời lại anh trai: Vâng! Sau khi tàu chạy, ở trên tàu Hồ Thích suy nghĩ, khai khoáng chẳng thích, xây dựng đường sắt cũng chẳng thích. Chọn một biện pháp chiết trung thì học ngành nông học chắc hữu dụng, có thể ngành này sau này sẽ có cống hiến ít nhiều cho xã hội và nước nhà. Do đó ông đã học nông học một năm. Mặc dù thành tích các môn học đều rất khá, nhưng ông lại không có hứng thú với các môn này, đã quyết định chuyển ngành chọn lại môn học. Lúc này ông lại mắc khó khăn, chọn môn học lấy gì làm tiêu chuẩn? Hay nghe lời anh trai? Hay xem nhu cầu của nước nhà? Hay dựa theo ý mình? Cuối cùng ông vẫn theo hứng thú và sở thích của mình, đã chọn văn học và triết học. Hồ Thích cuối cùng đã trở thành một người nổi tiếng về văn học và triết học. Nếu như lúc ban đầu ông trái với lương tâm nghe theo lời của anh trai, chọn ngành khai khoáng và xây dựng đường sắt đương thời rất dễ tìm kiếm công ăn việc làm, có lẽ Hồ Thích sẽ suốt đời không có tiếng tăm gì.
Hồ Thích cho rằng: Khi chọn khoa, ngành học, chỉ có hai tiêu chuẩn, một cái là “tôi”, một cái nữa là “xã hội”, xem xem xã hội cần gì? Nhà nước cần gì? Trung Quốc hiện đại cần gì? Nhưng tiêu chuẩn này - trong xã hội có ba trăm sáu mươi ngành nghề, ngành nào cũng đều cần, hiện nay có thể nói là ba ngàn sáu trăm ngành nghề, từ người được gii thưởng Nobel đến người thợ sửa giày dép, xã hội đều cần cả, cho nên tiêu chuẩn của xã hội thật ra không quan trọng. Vì vậy, khi quyết định chú ý, nên đi theo hứng thú của mình - phục tùng theo sở thích và kh năng.
Hồ Thích còn nêu ra một ví dụ: Giả dụ một người có thiên tài làm thơ lại không vào khoa Ngữ văn học làm thơ, mà lại vào Học viện Y khoa, như thế thì Viện Văn học sẽ mất một nhà thơ hạng nhất, còn giới y khoa lại thêm một bác sĩ loại xoàng, đây là một tổn thất của xã hội, cũng là sự tổn thất của chính anh ta.

Cha Galilê là một nhà Toán học nổi tiếng. Cha ông khuyên ông không nên học toán học, cho rằng nghề này không có cơm ăn, muốn ông học ngành y. Nhưng Galilê rất hứng thú đối với toán học, cuối cùng vẫn chọn toán học. Do hứng thú nồng nàn và thiên tài ông đã sáng tạo ra khoa Thiên văn học mới, khoa Vật lý học mới, cuối cùng trở thành người thầy khai phá vĩ đại của ngành khoa học cận đại. Giá như Galilê nghe lời cha học y học, thì có thể chúng ta sẽ không được nghe thấy


» Trang 3.2: << 1 [2]

LÊN ĐẦU TRANG

Xem thêm: Nghệ thuật sống
<< 1 2 3 4 5 ... 34 >>
Trang 1-34:
Hỗ Trợ:
+ Email: Quyenkk.hotro@gmail.com
Online: quyenkk
TextLink: Tải game miễn phí | Tải game android