Duck hunt

Wap Tải Game Mobile Miễn Phí
Bây giờ: 19:31:05 - Hôm nay: 30/11/2024
home Home » Đọc Truyện » Nghệ thuật sống

99 Khoảnh Khắc Đời Người - Trang 30.2

XUỐNG CUỐI TRANG


Trí tuệ, tài sản, địa vị, sinh mệnh, bất cứ cái gì cũng đều có thể bị sắc dục, bắt đầu từ cái liếc nhìn đưa tình, hủy diệt sạch sành sanh.
Hômerơ ba ngàn năm trước, trong sử thi của ông đã ám chỉ màn bi kịch này của loài người, Vương tử thành Troi là Palixư vì để được người đẹp mà không quản ngại vứt bỏ và làm mất lòng nữ thần trí tuệ Atenna và nữ thần tài phú Thiên hậu Hela. Mặc dù Vương tử Palixư thỏa mãn nguyện vọng được mỹ nữ Hy Lạp Hailun, nhưng đã gây nên công phẫn người các dân tộc Hy Lạp và từ đấy dần dần gây thành một cuộc chiến tranh thành Troi kéo dài tới 10 năm!
Ham mê sắc dục, phóng túng hoang dâm, thật ra không có liên quan với tình yêu chân chính. ở đây chỉ có ngang nhiên trác táng về nhục dục, về bản chất chẳng khác gì loài cầm thú. Những người lấy việc dâm ô làm vui là đang chà đạp lên sinh mệnh và nhân cách của mình, bất chấp đến cả đức hạnh của con người và văn minh. Một người hiểu biết tình yêu một cách chân chính, một người thật sự quân tử, không bao giờ để cho mình rơi vào trong vòng hoang dâm không có tình yêu. Ðến Van Gao, người đã từng điên cuồng gào thét: "Tôi muốn có một người đàn bà, nếu không thì tôi sẽ đông cứng lại biến thành một hòn đá" cũng cho rằng: "Cuộc sống không có tình yêu là một trạng thái của tội ác và không đạo đức".
Cho nên nói, bi kịch chống lại không nổi sự cám dỗ của người khác giới mà để cho tình dục tràn lan không chỉ là bi kịch của tình cảm xung đột với lý tính, mà còn là bi kịch của cá nhân và xã hội, dã man xung đột với văn minh.
Sự xung đột của tình cảm với lý tính chỉ là một hiện tượng bề ngoài, thực chất của nó là ở chỗ tình dục đê tiện với lý tính tàn lụi, cả hai cái đều cùng chung một giuộc. Bởi vì tình cảm cao thượng thanh nhã không dẫn đến lý trí buồn chán. Mà lý tính kiên cường cũng không dẫn đến tình dục thấp hèn tràn lan. Kết quả của bi kịch là mình nhiều mà cả hai đều hỏng?. Một khi đã xác định được mục tiêu theo đuổi của mình, chọn đúng được nghề thích buộc mình vào chiếc lồng giam để nướng trên lửa khói.
Ngày nay, cá nhân và xã hội, dã man và văn minh vốn khó có thể tạo nên "xung đột". Loài người tiến đến ngày nay, năng lượng của cá nhân bạn so sánh với xu thế to lớn của xã hội thì có thấm vào đâu? Dã man liệu có còn năng lực để đấu chọi với văn minh được chăng? Rõ ràng là, chỉ cần bạn làm trái với đạo đức chung của xã hội, bạn sẽ có thể gặp phải sự phán xét và phủ quyết một cách không tha thứ, chịu sự khiển trách và đập trả lại của nền văn minh.
Ðể tránh sự phát sinh của bi kịch, trước sự cám dỗ của người khác giới, bạn phải đồng thời thức tỉnh tình cảm thanh cao và lý trí kiên cường. Bởi vì lúc này, bạn trước hết không thể lạnh lùng đến mức độ thiếu hẳn tình người, tức cay nghiệt khắt khe, như thế có thể làm cho tâm lý con người biến đổi. Ðược người khác giới coi trọng, mà bất kể anh ta (hoặc cô ta) có động cơ như thế nào, là cao thượng hay đê tiện, còn đối với cá nhân bạn để xét đều có thể xem là đắc ý và thỏa lòng, tự nhiên sẽ dẫn đến tâm tình vui vẻ, đó là lẽ thường tình của con người. Nhưng bạn nên lấy tình cảm của một người văn minh, thanh cao thuần khiết để đối mặt với sự coi trọng đến từ các loại động cơ khác nhau của người khác giới. Nếu như bạn không để cho tình cảm của mình sa ngã vào vũng lầy đê tiện, dù cho đối phương có động cơ không tốt cũng không thể làm cho bạn đi vào khuôn khổ. Trong cả quá trình này, bạn phải để cho lý tính của mình trước sau đảm nhận vai trò của vệ binh - Nó là tôi tớ của bạn, lại là thần bảo hộ của bạn. Nó vừa không thể, cũng không cần phải can thiệp vào tình cảm vui vẻ thoải mái của bạn, lại quyết không để cho làn sóng điên cuồng của tình cảm phóng túng dẫn đến tràn lan thành tai họa.
Sweiger đối với Standar tuân theo đức hạnh tốt đẹp Ba tư cổ xưa đã nói: "Nó vẫn luôn phải dùng đầu óc thanh thản để suy nghĩ kĩ đối với sự dốc lòng khi say mê; nó là kẻ tôi tớ trung thành nhất của tình dục của mình. Nhưng do nó có lý trí, vì vậy lại là quân chủ của tình dục của mình. Muốn tìm hiểu lòng mình hãy phó thác cho tình dục bí ẩn của mình bằng sự cám dỗ ngon ngọt rồi dùng lý tính để đo lường độ sâu nó."
Ở đây có lẽ chẳng thiếu màu sắc tưởng tượng của nhà văn, song đích thực có thể làm quy phạm về phương tiện này của chúng ta.
Chỉ cần bạn là một con người, một người có máu có thịt, có tình có nghĩa, đứng trước mặt người khác giới, bất cứ lòng tự tin mù quáng không bị cám dỗ nào đều có thể bất lực. Bộ tướng vui tính An Ðông Ni, bản tính hám sắc, có thể vì đắm say nữ sắc mà bị chiến bại thân vong, còn quan chấp chính Klauđia nổi tiếng nghiêm túc khôn khéo cũng vì không chống nổi cám dỗ của nữ sắc mà bị đưa lên "đoạn đầu đài".
Cho nên, bạn phải luôn luôn cảnh giác.

87. Khoảnh khắc bắt đầu tích lũy của cải

* Tất cả mọi hộ nạp thuế nhiều đều nên được sự tôn trọng và khen thưởng của toàn xã hội.
* Sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà sống là người đáng buồn nhất, không hạnh phúc nhất trên thế giới này.

Người cam chịu nghèo hèn mà không hề có cầu mong nào, tương tự cũng là người đáng buồn mà bất hạnh.
Những người không bị tiền tài và giàu có cám dỗ, không coi trọng tích lũy tiền của cá nhân có thể là người giàu có về tinh thần. Họ vì mục tiêu đời người cao cả, vì sự nghiệp yêu thích của mình, vì sự sáng tạo của toàn bộ tinh thần và sức lực lao vào nên xem tiền tài như ?phấn thổ?. Họ không muốn đem tâm tư và tinh lực dùng vào việc tích lũy của cải cho cá nhân.
Faraday, thời kỳ cách mạng công nghiệp ở Anh, ông vốn hoàn toàn có thể dùng chuyên ngành hóa công nghiệp đương thời chạy nhất mà mình học để kiếm một khoản tiền lớn, nhưng hứng thú của ông, môn khoa học mà ông nhiệt thành nhất lại không phải là hóa công nghiệp mà lại là ngành điện. Kết quả ông đã kiên quyết từ chối sự cám dỗ của tiền tài, vứt bỏ ngành hóa công nghiệp mà đi sâu vào ngành điện. Mặc dù ông không thành tỷ phú, nhưng danh dự và giá trị sinh mệnh mà ông được hưởng so với một nhà tỷ phú không biết cao hơn bao nhiêu lần. Hàng loạt những phát hiện và phát minh của ông về điện học đã mang lại cho nhân loại tài sản không thể đếm nổi.
Tất cả những người có chí "phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di" đều là mẫu mực của chúng ta.
Nhưng, đành là đời người có đủ mọi thứ theo đuổi, mà không ngừng tích lũy tài sản to lớn cho mình và xã hội, cũng có thể trở thành một trong những theo đuổi của đời người, tài sản cũng có thể trở thành sức mạnh thúc đẩy của đời người. Chỉ cần bạn làm việc chính đáng, quang minh chính đại, dựa vào trí tuệ và năng lực kiệt xuất của bạn, tài sản tích lũy được càng nhiều thì cống hiến đối với xã hội cũng càng lớn.
Một trong những tài năng kiệt xuất của Nobel là ở chỗ ông đã đem tài năng sáng tạo của một nhà khoa học giàu trí tưởng tượng kết hợp với tài hoa xuất sắc của một nhà công nghiệp giỏi nhìn xa trông rộng lại với nhau, do đó ông có thể nhanh chóng đem phát minh khoa học dùng vào công nghiệp, ông đã lập nên 80 công ty ở hơn 20 nước, làm cho cá nhân ông và xã hội đều đã sản sinh ra hiệu ích kinh tế to lớn. Ðây chẳng lẽ cũng không phải là một vẻ vang chăng?
Ngày 5 tháng 1 năm 1993, ở vị trí trung tâm trang một "báo Thanh niên Trung quốc" đã đăng một tấm ảnh chụp rộng 17cm, dưới ảnh đề: "Vẻ vang thay hộ nạp thuế lớn". Những dòng chữ thuyết minh:
Nhân dịp năm 1993 đến, chính quyền khu Bồ Khẩu, Nam Kinh thưởng cho ông Lưu Phong, Tổng giám đốc Thương trường Thạch Lâm - Xí nghiệp tư doanh khu vực này nộp thuế lớn nhất một chiếc xe du lịch kiểu "Santana". Ông Lưu Phong năm ngoái đã nạp thuế 1 triệu 50 vạn đồng. Trong buổi lễ trao tặng xe, ông Lưu Phong đã vỗ vào ngực nói: "Năm 1993, lượng bán hàng sẽ cố gắng vượt quá trăm triệu, nộp thuế cho nhà nước 4 triệu đồng"
Ông chủ Lưu thật vẻ vang!
Tất cả mọi nhà nộp thuế lớn đều nên được tôn trọng và khen thưởng của toàn xã hội.
Cố nhiên, những người quỳ ngã trước cám dỗ về của cải, sùng bái đồng tiền, sống vì đồng tiền là người bất hạnh nhất, đáng buồn nhất triên thế giới này. Nhất là những người vì đồng tiền mà vứt bỏ cả nhân cách đi làm giàu bất nghĩa, lại càng là bỉ ổi.
Nhưng, những người cam chịu nghèo hèn mà không hề có chút cầu mong, tương tự cũng là đáng buồn mà bất hạnh. Ðặc trưng nổi bật nhất của những loại người này là lười nhác. Nếu như toàn xã hội đều do những người như thế tạo thành, thì ngày nay chúng ta có thể vẫn còn nấp trong hang động và ăn sống nuốt tươi.
Chúng ta đã từng lưu hành "càng nghèo càng vinh quang", đã từng lấy câu "tổ tiên của chúng tôi giàu có hơn các bạn" để tự an ủi mình. Ngày nay có lẽ cảm thấy nói như thế có vẻ khôi hài, buồn cười. Nhưng ý niệm sâu xa này lại do nó bắt nguồn từ lâu đời đến nỗi ngày nay vẫn bằng phương thức ngôn ngữ khác luôn luôn vang vọng bên tai chúng ta. Lúc này, là nói dùng dưỡng sinh là chính, thanh tâm quả dục, không cạnh tranh với đời, sống thoải mái hơn Thần Tiên. Nói ?Của cải vẫn là vật chất ở bên ngoài thân thể, giành nó để làm gì? Lại ca "Người đời đều hiểu Thần Tiên tốt, chỉ có vàng bạc không quên nổi. Chỉ hận cuối cùng tích tụ được không nhiều, đến khi được nhiều đà nhắm mắt"...
Liệu chúng ta có nên đem những thứ rác rưởi tổ truyền này ném xuống Thái Bình Dương chăng? ?Bài ca hay?, cố nhiên rất đẹp, nhưng loại nghệ thuật chỉ có thể trong trước tác cổ điển mới có thể hiện ra được cái đẹp hư vô bi tráng của đời người này phải chăng chỉ có thể để chúng ta tiêu khiển và thưởng thức lúc nhàn rỗi? Ðem nó làm chỉ nam của hành động có ích gì? Ðối với đời người, đối với xã hội có giá trị gì?
Nếu như nhân dân cả nước đều thanh tâm quả dục không đua tranh với đời, đều hát ?Bài ca hay? thì nhà nước làm sao hưng vượng, dân tộc làm thế nào để chấn hưng? Hiện đại hóa bắt đầu từ đâu?
Khi cuộc cải cách kinh tế nổi lên cao trào 5 năm, 10 năm, chúng ta còn có thể nói ta nghèo khó chỉ vì phân phối xã hội không công bằng, chỉ vì cơ sở của ta quá kém, nền tảng quá mỏng. Nếu như cơ chế cạnh tranh kinh tế dần dần hoàn thiện, 15 năm, 20 năm sau thì thế nào? Chúng ta còn có thể dùng những lý do như thế để giải thích sự nghèo túng được không?
Lúc đó, chúng ta liệu có thể vứt bỏ được gánh nặng tư tưởng chồng chất, trên đường chính nghĩa tích lũy của cải một cách chính đáng và có khí thế, mà không phải lo lắng mọi đố kỵ và dư luận không?
Lúc đó, liệu chúng ta có thể nói một cách chính đáng và có khí thế rằng: Càng nghèo càng đáng hổ thẹn! Chúng ta liệu có thể nói: Nghèo khó là bằng ngu xuẩn cộng với lười biếng không?



» Trang 30.2: << 1 [2]

LÊN ĐẦU TRANG

Xem thêm: Nghệ thuật sống
<< 1 ... 28 29 30 31 32 ... 34 >>
Trang 1-34:
Hỗ Trợ:
+ Email: Quyenkk.hotro@gmail.com
Online: quyenkk
TextLink: Tải game miễn phí | Tải game android