Trong khi bà nằm trên xe để người ta đẩy lại phòng mổ, người con trai của bà đứng bên khóc lóc. Bà vui vẻ vẫy lại và bảo: "Con đợi đó nhé. Má sẽ trở lại".
Trên đường tới phòng mổ, bà đọc lại một màn kịch bà đã diễn. Có kẻ hỏi có phải bà là như vậy để hăn hái lên không thì bà đáp: "Không, tôi cốt ý cho các bác sĩ và các cô đều vững lòng tin. Thần kinh họ đương bị kích thích dữ".
Chân lành rồi, bà đi vòng khắp thế giới, làm cho công chúng say mê thêm bảy năm nữa.
Elsi Mac Corrmick trong bài đăng ở nguyệt san Reader's Digest viết: "Nếu ta chịu nhận một tình thế không tránh được thì năng lực của ta được thong thả và giúp ta tạo được một đời sống phong phú hơn".
Không ai có đủ khí lực và nghị lực để vừa chống cự với một tình thế không tránh được, vừa tạo một đời sống mới đâu. Phải lừa một trong hai hành động ấy, hoặc là cúi đầu chịu những cơn bão táp tất có trong đời, hoặc chóng lại với nó để rồi chết".
Chính tôi đã được mục đích cảnh chết ấy trong trại của tôi ở Missouri. tại đó tôi trồng vài chục gốc cây. Mới đầu chúng mọc rất mau. Rồi một trận bão tuyết ào tới, tuyết đóng nặng trên mỗi cảnh, mỗi nhánh. Đáng lẽ uyển chuyển trĩu xuống dưới sức nặng thì những cây ấu lại hiên ngang đứng thẳng chóng cự lại, tới nỗi tuyết nặng quá, cành phải gãy, thân phải nứt - rồi tôi phải đốn bỏ hết đi.
Những cây trong rừng phương Bắc khôn hơn. Tôi đã đi qua hàng mấy trăm cây số rừng bốn mùa xanh tốt ở Canada mà tôi chưa thấy một cây nào bị tuyết đè nặng làm gãy hết. Những cây quanh năm tươi ấy biết uốn thân, cành dưới sức nặng, biết cái dạo hợp tác với những tình thế không tránh được.'
Các ông thầy võ Nhật dạy các môn đệ phải "mềm mại như cây liễu, đừng cứng cỏi như cây tùng".
Biết có bạn tại sao những vỏ xe hơn lăn trên đường mà chịu được đủ cái tội tình: nào cọ vào đường, nào để lên đá nhọn không? Mới đàu các nhà chế tạo những vỏ xe cứng rắn. Nhưng chẳng bao lâu vỏ xe tan tành ra từng mảnh. Rồi họ mới chế ra những vỏ xe mềm hơn để làm cho sự đụng chạm trên đường dịu, nhẹ đi và những vỏ này "chịu đựng" được. Trên đường đời khấp khểnh, bạn và tôi nếu ta học cách làm cho những sự đụng chạm dịu bớt đi, thì cuột hành trình của ta cũng dài hơn à êm đềm, sung sướng.
Nếu không theo cách ấy mà cứ chống lại với những sự khó khăn trong đời, chúng ta sẽ ra sao? Nếu không chịu "mềm mại như cây liễu" mà cứ nhất định "cứng cỏi như cây tùng" chúng ta sẽ ra sao? Dễ biết lắm. Chúng ta sẽ gây ra những xung đột bất tận trong thâm tâm ta, chúng ta sẽ lo lắng, khổ sở, cáu kỉnh và bị bệnh thần kinh.
Hơn nữa, nếu chúng ta tới mức phủ nhấn ự thực đau đớn và lùi về một thế giới ảo mộng do ta tưởng tượng, thì ta mất thăng bằng rồi.
Trong chiến tranh vừa qua, hàng triệu binh sĩ kinh hoảng đã phải lựa một trong hai đường này: chịu nhận một tình thế không thay đổi được hay là ưu tư để rồi chết. Như trường hợp của William H. Casselins. Câu chuyện ông kể lại dưới đây trong một lớp giảng của tôi ở Nữ Ước, đã được ban giám khảo của trường chấm thưởng.
"ít lâu sau khi sung đột canh phòng bờ biển, tôi bị đưa tới một nơi nguy hiểm nhất trên bờ Đại Tây Dương. Lệnh trên bắt tôi coi việc vận tải những chất nổ. Bạn thử tưởng tượng xem. Tôi, một thằng bán bánh bích quy mà coi việc vận tải các chất nổ! Chỉ nghĩ tới sự phải đứng giữa hàng ngàn tấn thuốc nổ T.N.T cũng đủ làm cho một anh bán bánh lạnh xương sống rồi. Người ta dạy việc tôi trong có hai ngày, mà những điều chỉ bảo đó lại càng làm cho tôi sợ hơn nữa. Không bao giờ tôi quên được hôm tôi bắt đầu nhận việc. Trời u ám và lãnh lẽo. Tôi nhận được lệnh ở giữa trởi, trên đập đá tại bờ biển Bayonne. Lệnh rằng tôi phải coi một bọn năm người khiêng chất nổ vào khoang thứ năm trong chiếc tàu của chúng tôi. Bọn đó lưng dài vai rộng, nhưng không biết chút gì về các chất nổ hết. Thế mà họ phải vận những thùng chứa một tấn thuốc nổ T.N.T. Bấy nhiêu chất nổ đủ làm văng chiếc tàu cũ kỹ của chúng tôi lên tới mây xanh. Họ dùng hai sợi dây cáp để đưa thùng xuống tàu. Tôi luôn luôn lẩm bẩm: "Nếu một trong hai sợi dây đó tuột hay đứt...!"Trời! Lúc đó tôi mới sợ làm sao!Tôi run lên. Miệng tôi khô, chân tôi quỵ, tim tôi đập thình thình. Nhưng tôi không chốn đâu được hết. Trốn tức là đào ngũ, là nhục nhã cho tôi và cha mẹ tôi, là bị xử bắn nữa. Cho nên tôi không dám trốn. Tôi phải ở lại. Mắt tôi không rời những người phu, thấy họ khiêng những thùng chất nổ một cách hờ hững mà lạnh xương sống.
Chỉ vô ý một chút chiếc lá tàu này sẽ nổ tung lên. Sau hơn một giờ kinh hãi, tôi mới bắt đầu suy nghĩ một chút. Tôi tự nhủ: "Cứ cho là chiếc tàu này sẽ nổ tung lên thì đã làm sao? Ta sẽ chết tức tốc, có hay trước gì đâu? Chết cách đó giản dị quá, ờ còn hơn là chết vì nội ung nhiều. Thôi đừng điên nữa, ở đời ai mà khỏi chết? Ta đã phải làm công việc đó, không thì bị bắn. Vậy sao không rán thích nó đi".
Tôi tự nhủ như vậy hàng giờ,và bắt đầu thấy dễ chịu. Sau cùng tôi bắt tôi nhận một tình thế không thể hay đổi được và nhờ vậy tôi thắng nổi ưu tư và sợ sệt.
Tôi ghi tâm tạc dạ bài học ấy. Bây giờ, mỗi lần lo nghĩ về một điều gì không sao thay đổi được, tôi nhún vai nói: "Quên nó đi". Và tôi thấy phương pháp ấy công hiệu.
Ngoài cái chết trên thánh giá của Đức Chúa Giê Su, cái chết nổi danh nhất trong lịch sử nhân loại là cái chết của Socrate. Mấy ngàn năm sau, loài người vẫn còn đọc và thích đoạn văn bất hủ của Platon tả cái chết đó - đoạn văn ấy là một đoạn đẹp nhất, cảm động nhất trong văn học từ xưa tới nay. Có vài kẻ Athenes ghen ghét hiền triết Socrate, vu oan cho ông và ông bị xử tử. Người giữ ngục vốn quý mến ông, khi đưa cho ông chén thuốc độc, y nói: "Sự thế đã vậy, xin ông ráng vui vẻ coi thường nó đi". Socrate theo lời. Ông nhìn thẳng vào cái chết bình tĩnh, nhẫn nhục, làm dộng tới quỹ thần.