thở.
-Cha con chết rồi ! – Phu nhân nghẹn ngào nói.
-Mẹ nói dối ! Cha đang doạ con phải không ? Làm sao cha lại chết trong lúc này được – Nó cầm lấy tay cha.
Phu nhân không nói dối. Bàn tay ấy đã lạnh ngắt, không còn hơi ấm lẫn một chút mạch đập. Cha nó chết thật rồi.
-KHÔNG THỂ NÀO ! CHA BẢO SẼ SỐNG VỚI CON VÀ DÂU MỘT THÁNG RỒI MỚI TỪ TRẦN MÀ. CHA ƠI ! – Nó ôm chặt cha mình, lay mạnh. – Đừng ngủ nữa ! Dậy ! Dậy !
Cha nó đã ngủ thật rồi.
-----***-----
Hỷ đường hôm qua nào đã bị biến thành linh đường hôm nay. Chỉ trong một khoảnh khắc mà ngày vui biến thành ngày buồn. Đời là thế sao ?
Tiễn linh cữu ông về nơi yên nghỉ mà lòng tôi buồn rười rượi. Tuy tiếp xúc với nhau không lâu nhưng tôi vẫn kính trọng ông ấy và xem ông như cha mình. Tiếng kinh cầu hồn vang mãi trong đầu dù dứt đã lâu.
Nhưng người buồn nhất có lẽ là phu nhân và thằng nhóc. Phu nhân hôm qua đã khóc hết nước mắt, ngất lên ngất xuống bao nhiêu lần. Còn nó, cả ngày hôm qua không nói một tiếng nào, nụ cười cũng không thấy, thậm chí một trừng mắt cũng không xuất hiện. Có lẽ ai cũng nghĩ nó là người vô cảm nhưng so với bọn cháu kia thì có lẽ thật lòng hơn nhiều.
Linh cữu đã hạ huyệt, lễ tang đã kết thúc. Kẻ phúng viếng về hết, tôi cũng đi về biệt thự với cha. Để lại phu nhân, thằng nhóc và một số tên khóc mướn mà bọn cháu họ, anh em họ thuê được.
Trời mưa bắt đầu nặng hạt, phu nhân cũng về, bọn chúng cũng về. Không có nó trong đoàn.
-Thiên đâu ạ ? – Tôi hỏi phu nhân.
-Nó còn ngoài đấy, ta bảo nó thế nào nó cũng không chịu về.
Cái thằng nhóc cứng đầu, mới nằm bệnh viện giờ muốn nhập viện nữa hay sao ? Tôi vội vàng mang cây dù, chạy một mạch đến nghĩa trang.
Nó vẫn đứng đó, đứng bên mộ cha, đứng dưới cơn mưa đang nặng hạt và càng lúc càng lớn thêm. Cả người đều ướt sũng. Nó đăm đăm nhìn vào tấm bia, mặt sững sờ.
-Mưa rồi. Về nhà đi chứ ! – Tôi che dù cho nó. - Kẻo cảm.
-Hả ? Mưa rồi à ? – Nó ngạc nhiên.
-Ừ, phu nhân và đám khóc mướn cũng về luôn rồi – Tôi nói. - Về !
-Ờ. – Nói rồi nó hất cây dù trong tay tôi rớt xuống đất.
-Đồ cứng đầu. – Tôi cũng không lượm cái dù lại.
Nó mỉm cười, thản nhiên hỏi :
-Cha tôi chết rồi ?
-Ừ.
-Ngay lễ cưới ?
-Ừ.
-Đây là mộ ?
Tôi khẽ gật đầu.
-Thật ích kỷ, ra đi một mình, bỏ lại vợ con thế này, ông biết là ông ích kỷ lắm không ông già ? – Nó đánh mạnh vào tấm bia. - Hại mẹ con tôi phải khổ.
Tôi mỉm cười.
-Trút giận kiểu này có làm lòng cậu nhẹ bớt không ?
-Chẳng lẽ cô biết ?
-Ừ.
-Làm thế nào để nhẹ đây ?
-Khóc.
Nó bật cười. Nụ cười vô cùng đau khổ.
-Nhưng tôi thích tắm mưa hơn.
Nó đưa tay ra đón những giọt mưa.
-Mưa hôm nay lạnh nhỉ ?
-Đúng là lạnh thật. – Tôi đã bắt đầu run lên.
-Nhưng tại sao lại có vị mặn ? – Nó mỉm cười vu vơ
Chương XII : Tạm biệt !
Phải đến hai tuần sau nó mới bình tâm trở lại, dù sao nó vẫn còn là một đứa trẻ, chuyện vừa rồi đúng là một cú sốc lớn. Nó được hưởng một tập đoàn do cha để lại nhưng vì chưa đến 18 tuổi nên phu nhân sẽ quản lý thay.
-Thế nào ? – Tôi nghiêng đầu hỏi.
-Cô hát dở tệ. – Nó bật cười.
Tôi nén giận lại. Tức ơi là tức, giọng ca nhất trường ngày nào giờ bị chê dở, mạt sát đủ điều. Nhưng không sao, miễn nó có thể mỉm cười trở lại là tôi vui rồi.
-Cha tôi đã qua đời được hai tuần rồi nhỉ ? – Nó hỏi.
Nữa. Tôi không hiểu cái tính thằng nhóc này ra sao nữa, cứ thích moi móc chuyện buồn từ đáy lòng ra mà nói không hà. Nói xong rồi lại thở dài, thở dài rồi cái mặt bí xị, ỉu xìu như cái bánh bao chiều.
-Đừng nhắc nữa. – Tôi xua tay.
Nó lắc đầu, nói rất nghiêm túc, không giống như đang tâm sự.
-Cha tôi đã chết rồi.
-Hả ?
-Nghĩa là vở kịch của chúng ta cũng đã kết thúc. – Nó mỉm cười.
-Ý cậu là... – Tôi ngạc nhiên.
-Cô có thể rời nơi hắc ám này mà về nhà được rồi. Tôi đã giải thích với mẹ mọi chuyện.
Đúng rồi. Sao tôi quên mất là tôi xuất hiện trong nhà này là để giúp nó đóng kịch cho cha nó yên lòng nơi chín suối nhỉ ?
-Vậy...
-Tôi đã nhờ quản gia thu dọn quần áo giúp cô, chiều nay cô có thể trở về.
Trở về. Trở về à ? Tôi nhớ là lúc trước tôi chờ hai cái chữ này lâu lắm rồi. Tôi...tôi rất muốn về với bè bạn, về với người cha, về với cuộc sống bình thường, tuy tất bật nhưng không phải căng thẳng. Phải rồi, đây là ngày tôi mong đợi bấy lâu nay.
-Thật ư ? – Tôi mỉm cười.
Nó gật đầu.
-Tôi đã thông báo cho cha cô rồi. Chịu khó đợi tới chiều nhé ! – Nó cười thật tươi rồi chạy nhanh vào nhà.
Trở về. Trở về đúng là được về với bạn bè, với cha, với cuộc sống bình thường nhưng cũng đồng nghĩa với việc xa nơi này, xa những bụi hồng, xa phu nhân - người luôn hỏi thăm, lo lắng cho tôi và xa cả nó nữa.
Sao thế này ? Con tim ngu ngốc ! Nó chẳng thèm đập rộn ràng, hồi hộp chờ từng giây từng phút mà nó cứ thắt lại làm tôi muốn ngạt thở. Đã vậy còn có bao nhiêu mũi kim nhọn từ đâu cứ ghim vào tim khiến cho tôi đau, đau lắm, đau hơn cái lúc giằng co với sợi dây thừng nữa.
Bình tâm lại nào, Tạ Tiểu Mai. Đây là ngày vui, đây là ngày vui.
-Được về nhà rồi ! – Tôi nhảy cẫng lên, chạy như bay vào nhà phụ bác quản gia thu xếp quần áo.
Đồ tôi cũng không nhiều lắm, chỉ có đống sách phải chứa tới mấy va ly cơ (Hồi đó cha tôi lừa tôi đi dạy kèm cho thằng nhóc nên mới gom sách lại, phần còn lại là nó mua tặng tôi). Mệt quá ! Tôi ngả lưng một chút. Có cái gì đó bị gió thổi đến giường. Tôi vươn tay ra đón lấy.
Con hạc, con hạc mà tôi lấy được từ căn hầm đã bị cháy. Tôi cẩn thận vuốt lại cho đẹp rồi cho nó vào túi.
Buổi chiều cũng đến.
Tội nghiệp cho anh tài xế phải khuân những va ly đầy sách nặng trịch từ nhà ra xe. Còn nó và tôi thì sướng hơn, tôi xách giỏ đồ nó mua tặng tôi từ lúc mới vào nhà còn nó đương nhiên là tay không rồi.
-Cảm ơn phu nhân đã chăm sóc con gái tôi trong thời gian qua. – Cha tôi cúi đầu.
-Không cần khách sáo. Chính chúng tôi phải cám ơn con gái anh mới phải. – Phu nhân mỉm cười. –
Từ ngày cháu vào nhà, nhà cũng bớt ngột ngạt hơn.
-Số tiền nhà đã trợ cấp cho tôi, tôi xin cảm tạ. Giờ tôi xin phép được dẫn cháu về.
Nói rồi cha tôi nắm tay tôi dắt vào xe. Người tài xế chuẩn bị đóng cửa xe phía tôi lại thì đột nhiên.
-Thiếu gia ! – Tài xế sửng sốt.
Nó chặn tay người tài xế lại.
-Cậu...
Nó nhìn tôi, ánh mắt không hề giễu cợt, chọc ghẹo, soi mói, ánh mắt ấm áp, ấm áp lắm.
-Cám ơn cô về những ngày sống chung với nhau vừa qua, tôi rất vui và vô cùng hạnh phúc. – Nó khẽ mỉm cười. – Thú thật tôi ghét cái ngày lắm.
-Tôi... - Giờ miệng lưỡi tôi cứng đơ, không nói gì được nữa.
-Nhưng tôi tôn trọng cô, tôi không thể ép cô được. Dù có thể tôi sẽ không còn gặp cô nữa.
Bất chợt nó cúi xuống, ghé tai tôi thì thầm.
-Đừng quên tôi nhé !
Rồi nó thả tay người tài xế ra, quay vào nhà trong.
-Tạm biệt ! – Nó khẽ thở dài.
Chiếc xe từ từ chạy đi. Không hiểu sao tôi ghét nó đến thế, ghét cái tốc độ của nó dù giờ chỉ chạy có 20km/h. Nó không cho tôi nhìn thằng nhóc nữa.
"Đừng quên tôi nhé !" Câu nói đó cứ vang mãi trong tai tôi.
-----***----
Trở về với ngôi nhà yêu dấu. Ôi, nó vẫn như ngày nào : bề bộn, toàn chai là chai bên chục gốc mai. Tôi phải luồn qua lách lại, để ý kỹ dữ lắm mới khỏi vấp vô đống chai vứt bừa bãi trên sàn. Nói thật cả nhà này chỉ có một nơi an toàn, đó là phòng riêng của tôi. Vượt qua đống chướng ngại vật là tôi lao thẳng đến phòng mình liền.
Phòng riêng của tôi nói cho oai chỉ là một cái phòng không chỉ có một cái chăn độc nhất (nợ ngập đầu nên giường, bàn, ghế đều bán hết, chỉ có sách là tôi thề với lòng là không bao giờ bán). Nhưng tôi vẫn ngủ rất ngon, học vẫn tốt, tất cả là nhờ đống sách. Lúc ngủ tôi lựa mấy quyển mỏng mỏng có vẻ êm êm gối đầu ngủ rồi đắp chăn đánh một giấc. Nóng thì lấy sách quạt. Muốn học thì dùng mấy quyển từ điển ghép lại làm bàn rồi học.Đã vậy tôi còn làm gia sư nên có thể nói cả đời tôi sống dựa vào sách, mọi người đủ lý do đặt tôi biệt danh là mọt sách.
-Con ngủ một giấc đi, để ngày mai đi khai giảng sớm. (Bữa giờ ở nhà thằng nhóc là hè mà) – Cha tôi nói vọng vào.
-Vâng.
Tôi dọn đồ từ trong valy ra khỏi phòng. Khi tất cả sách đều an vị trên sàn nhà (kệ đâu mà sắp). Tôi thấy trong đáy valy có cái gì đó mềm mềm. Một cái gối nằm, nó rất giống cái gối tôi hay nằm khi còn ở biệt thự, hình như có tờ giấy trong gối. Tôi mở áo gối ra, cầm tờ giấy lên xem : Tặng cô cái gối này, xin lỗi vì không tặng cái giường được, tôi khuyên cô nên gối nó ngủ thay cho đống sách kia không khéo thành con mọt mất. Nét chữ này của thằng nhóc chứ không phải ai khác, có lẽ nó kêu quản gia bỏ vào valy mà không cho tôi biết.
Tôi ôm cái gối vào lòng, êm quá chừng ! Xin lỗi nhé nhóc, đêm nay tôi vẫn gối đầu lên sách, tôi không thể gối đầu lên báu vật này được nhưng cho phép tôi ôm nó ngủ được không ?
Chương XIII : Người giúp đỡ bí mật
-Con đi học đây ! – Tôi khoác cặp lên, chạy một mạch tới trường.
Trường tôi học vốn do một nhà tài trợ ở Nhật Bản mở nên tuy năm nay tôi học lớp 10 nhưng không hề mặc áo dài đi dự khai giảng mà mặc váy xanh, áo trắng có thắt nơ xanh. Trong trường có một tủ để giày. Nhưng mấy cái đó tôi không để ý, tôi chỉ muốn biết thư viện trường này to cỡ nào thôi (Mọt sách mà lị).
Trường này xét học lực mà tuyển lớp nên chắc chắn tôi được vào lớp đặc biệt. Hồi hộp quá ! Không biết mấy đứa bạn hồi học cấp II có học chung với tôi không, nhưng tôi chắc chắn là không còn gặp Tuấn nữa.
Tôi vừa bước vào lớp thì...
-Mọt sách ! - Một đứa từ trong lớp bay ra ôm chầm lấy tôi.
-Ve chai ! – Tôi cũng thân mật ôm lại.
-Xích thố ! - Một đứa nữa bước ra.
-Atula. – Tôi cười hì hì.
Tên thật của "Ve chai" là Trương Thuý Trân khi xưa là địch thủ của tôi trong học tập, vì ganh đua nên nó học đến nỗi cận cả mắt, còn "Atula" là địch thủ trong thể thao tên là Võ Vân, "Atula" cùng với tôi là trụ cột trong đội Karate nhưng vì khiêm tốn nên tôi nhường nó tên của vị thần còn tôi chấp nhận lấy tên con chiến mã trong Tam Quốc (thật ra vì tôi chạy nhanh hơn nó nhiều). "Ve chai" và "Atula" tuy là địch thủ nhưng là những địch thủ đáng yêu vì khi bước khỏi sân đấu thì hai đứa nó là bạn tôi.
-Vui quá ! Hai người học chung lớp. – Tôi cười tươi.
-Tụi này cũng vậy. – Vân mỉm cười. - Năm nay cũng gia nhập CLB Karate nhé !
-Cả CLB tri thức nữa. – Trân níu tay tôi.
-Đương nhiên ! Học xong xuống xem sân tập và phòng thí nghiệm nhé !
-Coi kìa, bộ ba quái thú cũng học lớp này à ? – Cái giọng phát gai người ở đâu phát ra từ đằng sau tôi.
Tôi quay lại, nhếch mép cười.
-Chào sâu róm !
Ả Hoàng Điệp tôi gai mắt nhất sao cũng ở đây hả trời ?
-Sâu róm còn hơn cái nhóm Loveless. – Nó bực mình.
Nữa, mỗi lần thua cái gì ở trường toàn là lôi chuyện có người